ĐÀ LẠT TRONG TÔI!
Đã từng đặt chân đến rất nhiều thành phố, rất nhiều địa danh, ngoài nước có, trong nước có, nhưng một nơi lấy đi của tôi nhiều cảm xúc và sự yêu mến đặc biệt – Đà Lạt.
Thành phố sương mù ấy tôi đã đi không biết bao nhiêu lần, tới mức thông thuộc cả từng con ngõ nhỏ, những bụi thông già, những nhành hoa dại. Đến khi trở về với khói bụi của thủ đô, nỗi nhớ Đà Lạt ấy lại kết tinh vào gió núi và phố hoa, trở thành giấc mơ đẹp đẽ, ùa về trong lòng tôi đầy bồn chồn và thổn thức. Cho dù cuộc sống có vồn vã như thế nào, mảnh đất này cũng đủ sức khiến lòng ta dịu lại trong thoáng chốc.
Nơi ấy có bầu trời cao và trong vắt mỗi mỗi độ đông về, có thông xanh bạt ngàn trải dài qua từng vạt đồi núi, có mây trắng lảng bảng bay là là trước mặt như những khối bông khổng lồ, có tràn ngập hoa và nắng, cùng các loại trái cây nhìn đã thấy thèm.
Hè đến, nó thất thường như tính khí một cô gái mới lớn, sáng nắng, chiều mưa, trưa khó đoán.
Có cái nắng chói chang trong cái se lạnh, tưởng là dịu dàng mà cũng làm cháy bờ vai trần của ai đó khiến người ta nhớ mãi.
Có cái mưa, dồn dập đấy, ào ào đấy rồi tạnh ngay đấy!
Ngồi từ cửa phòng khách sạn ngắm phố Núi chìm trong mưa, văng vẳng câu hát trong bài thơ của Nguyên Sa:
“Tháng 6 trời mưa, trời mưa không ngớt
Trời không mưa, anh cũng lạy trời mưa”
Tôi yêu nơi đây còn bởi lẽ chỉ ở cái không khí lành lạnh này, tôi có thể nhâm nhi ly cafe nóng và thưởng thức những giai điệu nhẹ nhàng nhạc Trịnh, có lẽ ít nơi nào hợp bằng, và NHƯ MỘT LẼ TỰ NHIÊN, những ca khúc của Trịnh Công Sơn cũng khiến tôi “tan ngọt vào những câu từ dân dã ấy”
Vị tha một chút với sự xô bồ chốn chợ đêm, bao dung chút nữa với quá nhiều các quán café sống ảo, bạn hoàn toàn không có lý do gì để chối từ khi đến Phố núi – Thành phố Ngàn Hoa hay còn gọi là Xứ Hoa Đào!
Hãy cùng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về Đà lạt để có một chuyến du lịch trọn vẹn nhé:
THỜI GIAN THÍCH HỢP ĐỂ ĐẾN ĐÀ LẠT.
Mỗi mùa Đà Lạt có một nét đẹp riêng:
Đến Đà lạt từ tháng 11 đến tháng 6, là thời điểm mùa khô của Đà Lạt. Và giai đoạn này là thời điểm có thể coi là đẹp nhất nên đi du lịch Đà Lạt. Thời tiết lúc này trời luôn hửng nắng, cũng có rất nhiều HOA QUẢ để thưởng thức và chụp ảnh rất đẹp.
Tháng 6 tại Đà Lạt tuyệt đẹp, với những vườn hoa hướng dương, cánh đồng hoa cẩm tú cầu nở rộ bao quát cả một vùng trời. Đặc biệt nhất nếu như các bạn lựa chọn đi du lịch Đà Lạt tháng 6. Đặc biệt nhất vào tháng 6 đó chính là ban ngày thời tiết tuyệt đẹp, chiều chiều sẽ có mưa và đêm xuống vẫn sẽ cảm nhận được cảm giác se se lạnh.
Tháng 7 Đà Lạt đón chào bạn bằng một mùa mưa rào với những cơn mưa bất chợt. Chút se lạnh của khí hậu cao nguyên cùng với những mùa hoa mà chỉ khi bạn đến Đà Lạt vào tháng 7 mới có.
Tháng 8 Đà Lạt vẫn còn mưa, nhưng đổi lại, bạn sẽ có những bức ảnh săn mây cực đẹp. Buổi sáng thức dậy, chui mình ra khỏi chiếc chăn ấm áp, vươn người hướng ánh mắt ra khung cửa sổ, ngoài kia: nắng hồng non như vừa mới đầu xuân. Thời tiết Đà Lạt tháng 8 kỳ lạ thế đấy.
Đà Lạt tháng 9 vẫn còn hòa mình trong màn sương mây trắng xóa thật đẹp, nhưng không còn u uất buồn nữa mà chan hòa ánh nắng ấm rực rỡ. Có thể nói tháng 9 là thời điểm Đà Lạt chuyển mình giao mùa giữa mùa mưa và mùa khô, không gian và quan cảnh mang nét đẹp giao mùa lãng mạn, huyền ảo hơn bao giờ hết. Lúc này Đà Lạt đã bắt đầu vào mùa hồng chín – thứ quả trứ danh của phố núi. Du khách sẽ được ngắm nhìn những vườn hồng đa sắc tuyệt đẹp, với màu vàng đỏ xen lẫn của quả chín, màu xanh của lá và quả xanh. Tham quan và thưởng thức những trái hồng ngọt lịm là thú vui của du khách đến với Đà Lạt tháng 9. Bạn sẽ ngỡ ngàng trước màu trắng tinh khôi của hoa tam giác mạch đang mùa nở rộ.
Nhắc tới Đà Lạt là nhắc tới thành phố hoa muôn sắc muôn màu, vậy đầu tiên hãy cùng thưởng hoa Đà Lạt tháng 10 nhé. Tháng 10 là mùa hoa dã quỳ nở rộ tại Đà Lạt, bởi vậy du khách tới đây thời điểm này sẽ được thưởng ngoạn những cảnh đẹp tuyệt vời, sắc vàng rực rỡ cả cung đường hay cả một cánh đồng.
CÁC ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG TẠI ĐÀ LẠT
Khu trung tâm Đà Lạt: Chợ Đà Lạt, Hồ Xuân Hương, Dinh Bảo Đại, Ga xe lửa Đà Lạt, Vườn Hoa Đà Lạt; Nhà thờ chính tòa Đà Lạt (nhà thờ Con Gà), Nhà thờ Domaine de Marie (Nhà thờ Mai Anh); Ga Trại Mát – chùa Linh Phước:
Khu phía Bắc Trung tâm Đà Lạt: Thung lũng Tình Yêu, Thung lũng Suối Vàng / Hồ Suối Vàng; Núi Lang Biang; Làng Cù Lần.
Khu phía Nam Trung tâm Đà Lạt: Hồ Tuyền Lâm, Thiền viện Trúc Lâm; Thác Prenn; Thác Datanla
Ngoại thành Đà Lạt: Đồi chè Cầu Đất; Thác Voi – chùa Linh Ẩn; Thị trấn D’ran; Thác Pongour ; Thác Dambri, Đồi cỏ tranh Lạc Dương,
Du lịch Đà Lạt còn là dịp để bạn thưởng thức những đặc sản Đà Lạt gồm rượu vang và rượu cần, các loại trái cây (hồng tàu, hồng khía, hồng trứng; bơ, đào long, dâu tây, dâu tằm,…), các loại mứt, trà Bảo Lộc, trà Atiso, và các loại rau củ quả (cải bắp, cải thảo, bó xôi, súp lơ, atisô, cần tây, đậu Hà Lan, cà rốt, khoai tây, su su, cải ngọt)…
LƯU TRÚ:
Khách sạn Đà Lạt rất đa dạng, bạn có thể dễ dạng lựa chọn cho mình một chỗ lưu trú thích hợp tùy thuộc vào điều kiện và sở thích của cá nhân: Từ homestay giá từ 300-400.000 đồng cho đến các khu nghỉ dưỡng 5 sao.
Nhưng, nếu THỰC SỰ muốn chọn một khách sạn đẹp với vị trí trung tâm, phục vụ chuyên nghiệp mà giá cả rất hợp lý, hãy chọn Sammy Đà Lạt – 4 sao với mức giá chỉ có 750.000 đồng / phòng đôi/ đêm. Sammy Đà Lạt là khách sạn thuộc sở hữu của VietinCoseco, áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt cho cán bộ nhân viên VietinBank và người thân.
CÁC ĐIỂM SỐNG ẢO CỰC HOT TẠI ĐÀ LẠT
Kombi Land ( Giá vé 90k); Dalatland ( 80k/ bao gồm 1 phần nước uống) Cổng trời Bali ( 80k); KDL Lá Phong ( 60k); cánh đồng Hoa Cẩm Tú Cầu ( 30k); Hoa Sơn Điền Trang ( 50k); Quê Gaden ( 50k); đường hầm Điêu khắc (60k); cây thông Cô đơn ( 80k/ ca nô khứ hồi); Đồi chè Cầu Đất; Làng Cù Lần...
Cùng một loạt các quán café sống ảo như: Café Triệu Đóa Hồng, Xưởng kem Hoa tình yêu, Dalat Land, Thung Lũng Đèn Đà lạt; Melinh Café; Kimochi Cafe...MỘT SỐ NHÀ HÀNG, QUÁN ĂN BẠN NÊN THƯỞNG THỨC KHI ĐẾN ĐÀ LẠT, THỰC SỰ RẤT ẤN TƯỢNG.
1. Nướng Chu: Số 4 Phạm Ngũ Lão.
2. Tiệm gà Tuk Tuk tại 8b Triệu Việt Vương – P3, Tp Đà lạt với món gà nướng tiêu xanh
3. Bánh bèo chén Bà Giàu
4. Bún riêu Nguyễn Văn Trỗi Đà Lạt
5. Lẩu Bò Quán Gỗ (Lẩu Bò ABa Toa) - Hoàng Diệu
6. Dalat L’Amour – Phan Đình Phùng ( Quán nướng và bò bít tết với món sốt cực phẩm)
7. Lẩu gà lá é - Tao Ngộ
8. Nướng Khói: 115 Bùi Thị Xuân
9. Bò Lạc Lối - Nướng & Lẩu Bò Tơ Tây Ninh
10. Lẩu Ghẹ Kim Chi - Thiên Đường Hải Sản Giữa Cao Nguyên
11. Quán Xưa Đà Lạt - Thiên Đường Đồ Nướng
12. Lẩu đuôi bò & Ốc nhồi thịt Quán 33
13. Kim Gia - Cơm Niêu & Gà Nướng Cơm Lam
14. Hương Quê Quán - Gà Nướng Cơm Lam
15. Tre Trăm Đốt BBQ - Nướng & Lẩu
16. Nem nướng Cô Thu
17. Ốc Tâm 33 - Ốc Nhồi Thịt
18. Chili - Bánh canh Nha Trang tại Đà Lạt
19. Léguda Buffet Rau Đà Lạt - Nhà Ga Cáp Treo
20. Busan - BBQ Buffet & Hotpot
21. Tiệm Cơm Singapore
22. Gà Nướng Và Cơm Lam Trên Đỉnh Đồi Trăng
23. Sushi Tokyo - Nướng & Lẩu
24. Nướng ngói Cu Đức
25. Quán Hải Mập
Một số quán ăn vặt nên thử
1. Bánh Tráng Nướng Dì Đinh
2. LikeMax - Kem Bơ, Trà Sữa, Nước Thảo Mộc Đỏ
3. Yaourt Phô Mai - Trứng Lòng Đào Khe Sanh
4. Đồ ăn vặt chợ đêm Đà Lạt (Chợ Đà Lạt): Sữa đậu nành, kem bơ, bánh tráng nướng
5. Chè thái Bà Triệu
6. Xắp xắp Đà Lạt 3B Ngô Quyền hoặc Năm Đảnh
7. Ốc Hạnh
8. Chả ram bắp Hảo
9. Ăn vặt Chú Cuội
10. Ăn vặt Nhà Chung
Các món ăn khuya ngon ở Đà Lạt
1. Ăn Là Ghiền - Cháo Ếch Singapore
2. Tô cháo đêm Phan Đình Phùng
3. Cháo đêm Phan Bội Châu
4. Hủ Tiếu Gõ - Nguyễn Công Trứ
5. Súp cua Hòa Bình
GIÁ VÉ THAM QUAN MỘT SỐ ĐIỂM TẠI ĐÀ LẠT ( Cập nhật năm 2020)
Gía vé khu du lịch thác Dambri Bảo Lộc 200.000 đồng/ người lớn trẻ em là 100.000đ (đặt ăn giảm 30% giá vé). Trong giá này của quý khách sẽ gồm có các dịch vụ sau: vé vào cổng, vé thang máy, vé xe trượt ống Alpine Coaster, cùng các trò chơi khác
Gía vé Dinh 3 Bảo Đại: ( Dinh 3) 30 000đ/1 người lớn. Trẻ em trên 1m2 tính giá vé bằng người lớn, thấp hơn được miễn phí vé tham quan.
Vé tham quan sân Golf Dalat Palace: 100.000đ, khách sẽ được tham quan sân golf bằng xe điện và đánh thử 10 trái tại bãi tập.
Giá vé Dinh 1: 50.000đ đối với người lớn trẻ em 25.000đ
Tuyệt tình cốc Đà Lạt giá vé: miễn phí
Gía vé khu du lịch Đồi Mộng Mơ : 250.000/người lớn.Bao gồm cả thung lũng tình yêu.
Gía vé khu XQ sử quán từ 20.000đ tới100.000 đồng/ người lớn, trẻ em được miễn phí vé tham quan.
Gía vé khu Biệt thự Hằng Nga (Crazy house): 50.000 đồng/ người lớn.
Gía vé khu du lịch Vườn hoa Minh Tâm 15.000 đồng/ người lớn trẻ em được miễn phí.
Gía vé khu du lịch Thác Camly 20.000 đồng/ người. 10.000 đồng/ trẻ em. Bạn nên đi tham quan vào mùa mưa vì lượng nước dồi dào, mùa khô không nên đi vì ít nước và ô nhiễm
Gía vé Khu du lịch Thung lũng tình yêu: 250.000 đồng/ người bao gồm vé vào cổng, đi thuyền hoặc đạp vịt, đi tàu điện, ăn trưa Buffet
Gía vé khu du lịch Hồ Than thở: 20.000 đồng/ người lớn; 10.000đ/ trẻ em. Bạn cũng có thể tham quan đồi thông 2 mộ gần đó miễn phí.
Gía vé khu du lịch Langbiang: 30.000 đồng/ người lớn; 15.000 đ/trẻ em. Xe Jeep khứ hồi lên đỉnh Langbiang 80.000 đồng/ người khứ hồi
Gía vé khu du lịch Làng Cù Lần: 100.000 đồng/ người lớn, trẻ em 50.000đ. Đi tham quan quanh khu du lịch này bằng xe Jeep giá 150.000đ/ người. Đốt lửa trại và chơi Teambuilding giá 90.000đ/người
Gía vé khu du lịch Thung Lũng Vàng 70.000 đồng/ người lớn. 25.000 đồng/ trẻ em
Gía vé khu du lịch Vườn hoa thành phố Đà Lạt: 50.000 đồng/ người lớn. 25.000 đồng/ trẻ em
Gía vé Bảo tàng sinh học Tây Nguyên:15.000 đồng/ người lớn, trẻ em được miễn phí.
Gía vé khu Biệt điện Trần Lệ Xuân – Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV (Mộc bản triều Nguyễn): 20 000đ/ người lớn; trẻ em được miễn phí.
Gía vé khu du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà huyện Lạc Dương, cách thành phố Đà Lạt 60km trên tỉnh lộ 723. Giá vé: 20 000đ/1 người và 10 000đ/1 trẻ em.
Gía vé khu du lịch thác Pongour ( huyện Đức Trọng): 20 000đ/1 người lớn và 10.000đ/1 trẻ em.
Gía vé khu Bảo Tàng Lâm Đồng – Dinh Nguyễn Hữu Hào (Cung Nam Phương Hoàng Hậu) 10 000đ/1 người lớn. Trẻ em được miễn phí.
Gía vé khu du lịch Trúc Lâm Viên- Trần Lê Gia Trang. Giá vé: 30 000đ/1 người lớn. Trẻ em 15 000đ.
Khu du lịch lá phong đà lạt giá vé: 50.000đ
Gía vé khu du lịch Đường hầm điêu khắc – Đường Hầm Đất Sét Đà Lạt (Dalat Star): 60.000đ/người lớn, trẻ em 40.000đ
Happy hill đà lạt giá vé: 50.000đ
Kombi Land giá vé: 90.000đ
Gía vé Vườn Dâu Hiệp Lực – Vườn Dâu Thủy Canh Công Nghệ Cao. Giá vé 10 000đ/1 người lớn. Trẻ em miễn phí.
Gía vé khu du lịch ga Xe lửa cổ Đà Lạt – Trại Mát khứ hồi: Khách Việt 85 000đ/1 khách. Nước ngoài 124.000đ/Khách. Giá vé tham quan vào cổng 5.000đ
Gía vé khu du lịch Ma rừng lữ quán – Giá vé các bạn tự trả vào cái thùng gỗ phía trước. Giá 10 000đ/1 người lớn. Sinh viên, người lớn tuổi, trẻ em miễn phí tham quan. Hiện tại nơi đây vẫn chưa mở cửa lại sau khi bị lũ quét.
Nông trại rau sạch Vạn Thành: 40.000đ/ người lớn và 20.000đ/ trẻ
Sở thú Zoodoo: Vé tham quan người lớn 100.000đ, trẻ em từ 90cm tới 1m2 tính 50.000đ dưới 90cm miễn phí. Để tham quan bạn cần phải gọi số 0997.111.199 để đặt chỗ trước và đừng quên hỏi thời gian tham quan của mình nhé tránh đến quá sớm phải đợi lâu
Giá vé Secret Garden: 50.000đ/ người
Cánh đồng hoa Cẩm Tú Cầu: 15.000đ/ người
Dalat Milk Farm: Miễn Phí
Giá vé Hoa Sơn Điền Trang: 30.000đ/ người lớn và 15.000đ/ trẻ em, miễn phí cho trẻ dưới 1m
Làng Hoa Hà Đông: Miễn Phí
Làng hoa Thái Phiên: Miễn phí
Làng Hoa Vạn Thành: Miễn Phí nếu chọn tham quan khu công nghệ cao thì giá vé là 40.000đ
Giá đi thuyền trên hồ Tuyền Lâm: 500.000đ/ lượt
Giá xe ngựa đi quanh hồ Xuân Hương: 300.000đ/ xe chở được 4 tới 5 người
Cafe Mê linh và Trang trại nuôi chồn: Miễn phí giá thức uống tại đây từ 50.000đ tới 70.000đ
Chùa Tàu và Bàn Xoay theo ý nghĩ: 5000đ
Đồi Chè Cầu Đất: miễn phí nếu muốn biết chi tiết đường đi bạn nên đọc ngay bài viết này
Rừng Hoa đà lạt giá vé: 50.000đ/ khách, trước đây điểm tham quan này miễn phí.
Còn chần chừ gì nữa, hãy lên lịch thôi nào!
Để có một chuyến đi trọn vẹn, hãy liên hệ với chúng tôi để tận hưởng kỳ nghỉ đầy thú vị!
CÔNG TY TNHH TM-DV-ĐT VIETIN (VIETIN COSECO)
Địa chỉ: Tòa nhà VietinBank, Tầng 4 Số 126 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Tel: 024. 39412480- 024. 37228411 Fax: 024. 39412487
Hotline: 0865.85.57.58
Email: coseco.travel@vietinbank.vn
KHÁM PHÁ VÙNG ĐẤT THIÊNG LIÊNG, DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ CON NGƯỜI CÔN ĐẢO
Tổng thể quần đảo Côn Đảo
Côn Đảo là hòn đảo xinh đẹp nằm ở Phía Đông Nam của vùng biển Việt Nam, cách bờ biển Tp Bà Rịa Vũng Tàu 97 hải lý với những bãi biển trong vắt, bãi cát trắng mịn và những rạn san hô quyến rũ Côn Đảo luôn là địa điểm hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế
Côn Đảo từ lâu được biết đến là di tích lịch sử gắn liền với quá khứ đau thương của dân tộc, là vùng đất linh thiêng với vẻ đẹp nguyên sơ và kỳ vĩ lại được các bạn trẻ vô cùng yêu mến và thực sự muốn khám phá.
Đi Côn Đảo chơi gì? Đi Côn Đảo ở đâu? Đi Côn Đảo như thế nào?… Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra bởi những du khách lần đầu đến với vùng đất thiêng liêng này. Chúng tôi chia sẻ đến bạn kinh nghiệm đi Côn Đảo thật hữu ích trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tham khảo nhé!
Thời điểm nào thích hợp đi du lịch Côn Đảo?
Du lịch Côn đảo - Đến bằng cách nào?
Hiện tại có 2 cách để di chuyển đến Côn Đảo là: tàu biển và máy bay.
Các địa điểm tham quan nổi tiếng ở Côn Đảo
Nghĩa trang Hàng Dương
Những điểm Tâm Linh Côn Đảo
Không chỉ là minh chứng của lịch sử hào hùng, Côn Đảo giờ đây còn là một trong những địa điểm linh thiêng bậc nhất với những địa danh tâm linh nổi tiếng. Nghĩa trang Hàng Dương, miếu bà Phi Yến, Chùa Núi Một, mộ cô Sáu… mỗi địa danh mang trong mình một câu chuyện riêng, nhưng đều là những địa điểm chứa đựng niềm tin, và những ước nguyện của người dân Côn Đảo và cả du khách.
Những điểm Vi Vu Sống Ảo Côn Đảo
Bãi Đầm Trầu-bãi tắm đẹp nhất Côn Đảo
Check in cùng với hành trình khám phá Bắc Đảo:
Check in Cùng với hành trình khám phá Nam Đảo:
Mặt nước biển xanh biếc thơ mộng trữ tình tại Mũi Cá Mập.
Du Lịch Côn Đảo – Chơi Gì?
Du Lịch Côn Đảo – Ăn Gì?
Hải sản được đánh bắt trực tiếp từ biển nên luôn giữ được độ tươi ngon, đặc biệt ở Côn Đảo sở hữu nhiều loại đặc sản hấp dẫn như cá mú đỏ, cá bò da, bò dao, cua mặt trăng, tôm hùm, tôm mũ ni, tôm tích ( bề bề), ….khiến du khách đến đây không thể bỏ qua. Bên cạnh đó, các bạn có thể thưởng thức các món ăn địa phương hấp dẫn không kém như bún riêu cua bà Hai Khiêm, bún mắm Nguyễn An Ninh, bánh xèo Kiều Tâm
Địa chỉ quán ăn ngon, nổi tiếng ở Côn Đảo có thể tham khảo:
Ở đâu khi đi Du lịch Côn Đảo ?
Nhìn chung các khách sạn, resort tại Côn Đảo không nhiều, nên bạn sẽ không phải mất nhiều công sức để lựa chọn cho mình một nơi ăn chốn ở hợp túi tiền. Hầu hết các khách sạn, resort ở Côn Đảo đều nằm ở bãi biển, hoặc gần bãi biển, trung tâm của đảo. Các khách sạn, resort nằm ngay trên bãi có thể kể đến như Poulo Condor Resort, Sài Gòn Côn Đảo Resort, Côn Đảo Resort, Tân Sơn Nhất Côn Đảo Resort, là những khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn 3 sao tại Côn Đảo. Một số khác là Villa Maison Boutique Côn Đảo Resort, Côn Sơn Blue Sea. Và đẳng cấp nhất tại đây là Six Senses Côn Đảo Resort. Ngoài ra là các khách sạn tiêu chuẩn 2 sao và nhà nghỉ giá khá hợp lý tại Côn Đảo đều nằm ở trung tâm thị trấn và có thể đi bộ ra bãi biển như Q’ Songchi, Hotel De Condor...
Phương Tiện Đi Lại Tại Côn Đảo Như Thế Nào?
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, các bạn sẽ có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lương cho chuyến tham quan của minh!
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TM-DV-ĐT VIETIN (VIETIN COSECO)
Địa chỉ: Tầng 4 Số 126 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Tel: 024 39412480- 02437228411 Fax: 024 39412487
Hotline: 0865.85.57.58
Email: coseco.travel@vietinbank.vn
Pù Luông – Khám phá vẻ đẹp hoang sơ
Pù Luông trong tiếng Thái là đỉnh núi cao nhất, Pù Luông nằm gọn trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc 2 huyện Bá Thước và Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa với diện tích hơn 17.600 ha cùng hệ động thực vật vô cùng phong phú. Là một khu vực vùng cao với các cánh rừng nguyên sinh bao quanh, khí hậu ở Pù Luông dễ chịu cả trong những ngày hè oi bức, nhiệt độ tại đây luôn thấp hơn từ 3-5 độ so với khu vực đồng bằng.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông cách vườn Quốc Gia Cúc Phương 25km, được nối liền với phần đuôi của vườn quốc gia Cúc Phương bằng hai dãy núi đá vôi màu xám chạy song song, ở giữa là thung lũng lúa. Phá bắc và đông bắc của khu bảo tồn Pù Luông giáp Mai Châu, Tân Lạc và Lương Sơn, Hòa Bình.
Nơi đây nhanh chóng trở thành điểm du lịch Tây Bắc thu hút được rất nhiều bạn trẻ với vẻ đẹp hoang sơ và những khung cảnh check in không góc chết.
ĐI VÀO THỜI GIAN NÀO?
Cuối tháng 5- đầu tháng 6 là dịp bắt đầu vụ lúa mới, những cánh đồng ruộng bậc thang khoác lên mình màu xanh non lá mạ vô cùng đẹp mắt và bình yên
Tháng 9 – tháng 10 là thời điểm Pù Luông bắt đầu vào mùa lúa chin, các cánh đồng ruộng bậc thang bên sườn đồi sẽ ngả sang một màu vàng rực rỡ khiến cho Pù Luông mang một vẻ đẹp trù phú và mơ mộng.
Giữa hè cũng là thời điểm đẹp để trải nghiệm mùa nước đổ tại Pù Luông (nhưng có thể gặp mưa bão vào thời điểm này)
ĐẾN PÙ LUÔNG BẰNG CÁCH NÀO?
Phương tiện cá nhân: Cung đường cho ôtô hoặc xe máy cá nhân thường là từ Hà Nội theo đường quốc lộ 6 đi Hòa Bình. Sau đó lựa chọn một trong hai đường rẽ là qua thung lũng Lũng Vân, hoặc qua Bản Lác, Mai Châu rồi tới Pù Luông
Phương tiện công cộng: Đi xe khách bạn đón xe ở bến Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình chọn tuyến Hà Nội - Bá Thước - Thanh Hóa với giá vé 120.000 đồng một người. Xe về đến thị trấn Cành Nàng (Bá Thước, Thanh Hóa), tiếp tục đi xe ôm hoặc taxi vào Pù Luông.
Xuất phát từ thành phố Thanh Hóa: hãy ngược lên phía Tây Bắc, men theo đường mòn Hồ Chí Minh, rẽ phải ở thị trấn Cẩm Thủy, du khách sẽ gặp đường 15C tại thị trấn Cành Nàng, sau đó đi khoảng 10 km nữa là tới chân núi Pù Luông.
CÁC ĐIỂM CHECK IN NÀO?
Săn mây trên đỉnh Pù Luông (Ảnh: Sưu tầm)
Check-in Đỉnh Pù Luông: Nơi cao nhất tại Bá Thước, Thanh Hóa. Nếu tới Pù Luông mà không tới đỉnh thì chuyến đi khó có thể mang lại cảm giác trọn vẹn. Đỉnh Pù Luông nằm ở độ cao 1.700m so với mực nước biển. Là thử thách mà những phượt thủ đều mong muốn hướng tới. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, du khách có thể phóng tầm mắt mình thu trọn cảnh núi rừng hùng vĩ, những cánh đồng bát ngát, thung lũng ở dưới chân núi vào trong tầm mắt. Nơi đây quá phù hợp để lưu giữ lại những bức ảnh kỷ niệm hay những thước phim quay chậm.
Hành trình lên bản Son - Bá - Mười: Chốn thâm sơn cùng cốc đẹp như tranh vẽ này chính là thiên đường trong thiên đường ở Pù Luông. Tuy đường đi rất khó khăn và vất vả nhưng cảnh sắc ở đích đến sẽ không khiến bạn thất vọng.
Bản Kho Mường Pù Luông (Ảnh: Sưu tầm)
Trekking xuyên Pù Luông từ Kho Mường: Trekking xuyên Pù Luông là hoạt động yêu thích nhất của du khách nước ngoài khi đến Pù Luông, điểm xuất phát là từ Kho Mường cho chuyến trekking xuyên Pù Luông. Đến với bản Kho Mường, ngoài cảnh quan, địa thế hùng vĩ, du khách được khám phá hang động với những nhũ đá huyền kỳ.
Từ bản Kho Mường có thể đi theo tuyến 4 bản Mường là Bản Pốn – Thành Công – Cao Hoong – Bản Kịt để khám phá nét đặc trưng văn hóa, hoặc men theo đường mòn nối Kho Mường tới Bản Ươi – Phố Đoàn để đến bản Quắn, nơi có những nếp nhà bình yên, giản dị.
Bản Hiêu và Suối Hiêu: thuộc xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước. Đến Pù Luông mùa lúa chín, bạn sẽ ngỡ ngàng với cung đường dài 25 km từ thị trấn Cành Nàng đến bản Hiêu. Nơi đây có rất nhiều cánh đồng ruộng bậc thang nằm hai bên bờ suối, bạn sẽ tha hồ ngắm cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, ngoài ra bạn có thể thỏa sức tắm Suối Hiếu với làn nước trong vắt.
NGHỈ Ở ĐÂU?
Hình ảnh Ciel De Puluong
Khu nghỉ dưỡng xịn xò hot trend của giới trẻ hiện là Pù Luông Retreat, Ciel De Puluong và Bungalow Nature Pù Luông với các phòng bungalow hoặc villa riêng tư, view nhìn thẳng ra những ruộng bậc thang rộng bạt ngàn, bể bơi vô cực. Ngoài ra có nhà sàn tập thể rất sạch sẽ và tiện nghi với giá khoảng 1.500.000đ – 2.000.000đ/villa/đêm và phòng nhà sàn tập thể với giá khoảng 350.000đ/người/đêm
Khu homestay giá bình dân, đầy đủ dịch vụ là Pù Luông Hostel, các homestay Thơ Hà, Dũng Xuân, Pù Luông RiceRoad, Pù Luông Tree house, Lý Hà… giá khoảng 250.000đ- 300.000đ/người/đêm
ĂN GÌ?
Mâm cơm ở Pù Luông thường có các món đặc sản như cá nướng, gà rang, vịt Cổ Lũng nướng, thịt lợn ướp mắc khén bỏ vỉ nướng, lặc lày luộc, canh măng chua, hay măng xào lá lốt với đĩa củ kiệu muối... Bằng chính sự dân dã, bình dị mà thân tình, gần gũi, ẩm thực nơi đây vẫn làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn khó chối từ.
Đặc biệt nhất là món vịt Cổ Lũng, Vịt Cổ Lũng nướng nổi tiếng với xương nhỏ, thịt nhiều nạc, thơm ngon nức mũi. Khó có loại vịt nào ở đâu có thể sánh bằng. Nếu đến Pù Luông, du khách có thể trực tiếp cùng người dân tham gia bắt vịt về nướng. Được thưởng thức Vịt cổ lũng nướng giữa thiên nhiên núi rừng thì còn gì bằng.
Canh đắng nấu từ loại lá đắng được bà con hái trên rừng cùng với lòng và tiết canh. Khi ăn du khách sẽ cảm nhận vị đắng tê tê nơi cổ họng nhưng đọng lại ở đầu lưỡi là vị ngọt và mát nơi đầu lưỡi. Canh đắng là một trong những món cực kỳ độc đáo của người dân Thanh Hóa. Vị của lá đắng khác với rau đắng của miền Nam và cũng hoàn toàn không giống với khổ qua.
Măng đắng – Đặc sản tại Pù Luông
Mưa phùn mùa xuân rơi, người dân ở Pù Luông chỉ cần vào rừng là có thể mang về cả bồ măng.
Măng đắng chấm muối trộn hạt mắc khén của người dân bản địa ăn là ngon nhất. Khi đó bạn sẽ cảm nhận được hết hương vị của núi rừng. Nếu không có mắc khén có thể thay thế bằng mắm tôm, nước mắm pha đường, ớt, tỏi. Giữa mâm cỗ cao đầy, món măng đắng giản dị nhưng ăn rồi lại nghiện, ăn hoài không biết chán.
Rượu cần – Đặc sản tại Pù Luông: Không chỉ có đồ ăn ở Pù Luông ngon còn có rượu cần cay nồng, đậm đà người xứ Thanh. Rượu cần được làm từ men sắn và nước suối nên có hương vị rất riêng. Tuyệt không lẫn với bất kỳ loại rượu nào khác. Rượu Pù Luông là thức uống không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Thái và Mường ở Pù Luông. Không chỉ đơn thuần là thứ đồ uống mà rượu cần còn là thứ gắn kết con người nơi đây. Tạo nên những bản tình ca về tình người giữa núi rừng xứ Thanh. Rượu cần có vị cay cay ngọt ngọt khiến người uống say lúc nào không biết. Nhâm nhi chén rượu cần và vui múa cùng các vị khách là nét đẹp văn hóa của người Pù Luông.
Đến Pù luông rồi, bạn sẽ thực sự được sống chậm lại tránh xa làn khói bụi xô bồ của thành phố và hòa mình vào thiên nhiên nơi đây. Hãy cảm nhận, thưởng thức để rồi khi trở về bạn sẽ nhớ mãi nơi này, một Pù Luông hoang sơ và thanh bình đến lạ.
Xách Balo lên và đi Pù luông nhé.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn muốn có một trải nghiệm không thể nào quên.
CÔNG TY TNHH TM-DV-ĐT VIETIN (VIETIN COSECO)
Địa chỉ: Tòa nhà VietinBank, Tầng 4 Số 126 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Tel: 024. 39412480- 024. 37228411 Fax: 024. 39412487
Hotline: 0865.85.57.58
Email: coseco.travel@vietinbank.vn
“SỐNG ẢO” Ở PHÚ YÊN
Phú yên điểm du lịch sống ảo mới nhất 2020 ( Ảnh Sưu tầm)
Phú Yên là địa phương có nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, với các danh thắng vô cùng đặc trưng mang nét đẹp riêng.
Phú Yên trở nên nổi tiếng với Khách du lịch thích “sống ảo” sau bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Rất nhiều người đã tìm đến Phú Yên để tận mắt chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa bạt ngàn, bãi cỏ xanh mát mắt… và rất nhiều những địa danh đẹp, hùng vĩ để có những bức ảnh đẹp.
Về cảnh quan thiên nhiên, Phú Yên còn sở hữu nhiều bãi biển rộng lớn, nước trong xanh, bờ cát mịn trải dài gần 200km bờ biển, gắn với nhiều đầm, vịnh cảnh quan thiên nhiên đẹp, nổi bật nét kiến tạo địa chất độc đáo như gành Đá Đĩa, Hòn Yến, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, Bãi Xép, Bãi Môn –Mũi Điện, Vũng Rô, núi Đá Bia, Hòn Nưa. Ngoài ra, nhờ thiên nhiên ưu đãi, Phú Yên có nhiều đặc sản văn hóa ẩm thực như sò huyết Ô Loan, ốc nhảy, ghẹ đầm Cù Mông, cá ngừ, bánh tráng lòng heo Hòa Đa, bò một nắng, các sản vật tôm, mực, cá miền biển và nước ngọt có vai trò quan trọng trong việc tạo dấu ấn đối với khách du lịch….
Cùng với hệ thống di sản văn hóa vật thể, Phú Yên còn bảo tồn và phát huy được nhiều di sản văn hóa phi vật thể với nhiều loại hình đa dạng, phong phú như: Lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca dân vũ; đặc biệt lễ hội Cầu ngư của ngư dân miền biển và nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chinh năm của đồng bào dân tộc Chăm, Bana ở miền núi Phú Yên, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Phú Yên còn có các lễ hội liên quan đến danh nhân lịch sử (Lương Văn Chánh, Lê Thành Phương, Trần Phú), các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng…
1. Thời gian thích hợp để đến Phú Yên
Phú Yên mang hình thái khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,5 °C.
Khoảng từ tháng 3-8, thời tiết lúc này nắng đẹp, ít mưa nên rất phù hợp cho các hoạt động biển. Từ tháng 9-12 hàng năm tuy vào mùa mưa nhưng chỉ cần theo dõi thời tiết một chút là vẫn có thể sắp xếp để đi bởi dịp này vé máy bay thường sẽ rẻ hơn do không phải vào mùa cao điểm.
2. Phương tiện đi tới Phú Yên
Phương tiện cá nhân
Cách Hà Nội khoảng 1200km và Sài Gòn khoảng hơn 500km, các bạn sống ở 2 đầu đất nước có thể khám phá Phú Yên bằng phương tiện cá nhân trong một chuyến hành trình xuyên Việt. Nếu ở các địa phương lân cận như Khánh Hòa hay Bình Định, việc đến Phú Yên bằng phương tiện cá nhân sẽ thuận lợi hơn.
Phương tiện công cộng:
Máy bay: Sân bay Tuy Hòa chỉ cách trung tâm Tp Tuy Hòa khoảng 10km. Từ Hà Nội hàng ngày có các chuyến bay đi Tuy Hòa của VietJet, VietnamAirlines. Từ Sài Gòn các chuyến bay có giá rẻ hơn của các hãng VietJet, Jetstar Pacific.
Từ sân bay Tuy Hòa các bạn nên sử dụng phương tiện taxi để về trực tiếp khách sạn cho tiết kiệm thời gian bởi chi phí không quá cao.
Tàu hỏa: Để đến Phú Yên bằng đường sắt, các bạn có thể bắt các chuyến tàu Bắc Nam từ các nha ga ở cả 2 đầu đất nước. Các chuyến tàu đều dừng ở ga Tuy Hòa, đây là nhà ga chính của tuyến đường sắt Bắc Nam và lớn nhất ở Phú Yên.
Xe giường nằm: Với các tuyến xe giường nằm, có thể do thời gian di chuyển khá dài nên từ Hà Nội có ít các xe khách đi Phú Yên hơn so với Sài Gòn. Với khoảng cách chỉ khoảng hơn 500km, xe từ Sài Gòn đi Phú Yên chỉ mất khoảng từ 10-12 tiếng trong khi từ Hà Nội khoảng cách và thời gian sẽ dài gấp đôi.
3. Di chuyển ở Phú Yên
Xe buýt: Mạng lưới xe buýt công cộng ở Phú Yên chỉ có một vài tuyến và cũng không phủ rộng được hết đến những điểm du lịch cần thiết. Nếu sử dụng xe buýt để làm phương tiện đi lại, các bạn cũng cần kết hợp thêm đi bộ và thậm chí sử dụng cả xe ôm để có thể tới được địa điểm mình cần.
Thuê xe máy: Các dịch vụ cho thuê xe máy ở Tuy Hòa ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu của Khách du lịch, số lượng xe nhiều, thủ tục thuê xe đơn giản hơn trước.
Taxi: Đây là phương tiện phù hợp với nhóm đông người, gia đình có người già và trẻ nhỏ. Hiện trên địa bàn Phú Yên chỉ có một vài hãng taxi hoạt động, các bạn nếu hài lòng với taxi nào có thể giữ liên hệ với lái xe đó để đặt lịch đưa đi chơi trong những ngày ở Phú Yên
Một số hãng taxi tại Phú Yên:
4. Lưu trú ở Phú Yên
Khách sạn ở Phú Yên: Với tiềm năng phát triển du lịch lớn nhưng số lượng khách sạn cao cấp ở Phú Yên chưa nhiều. Toàn tỉnh chỉ có một vài cơ sở lưu trú 4-5 sao còn lại hầu hết là những khách sạn nhỏ, quy mô cũng như số lượng phòng không lớn. Chính những điều này đôi khi lại là lợi thế của du lịch Phú Yên do các vị trí cảnh quan đẹp vẫn gần như hoang sơ, không bị thâu tóm bởi các dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng.
Một số khách sạn 4– 5 sao được đánh giá tốt nhất tại Tuy Hòa bạn có thể tham khảo như :
+ Rosa Alba Resort & Villas Tuy Hòa là một khu nghỉ dưỡng cao cấp đạt tiêu chuẩn 5 sao hiếm hoi ở vùng biển miền trung nắng gió này. Resort có cả khách sạn lớn và khu vực villa riêng tư riêng với quy mô cực kỳ rộng lớn. Toàn bộ không gian của Rosa Alba đều thiết kế kỳ công và hài hòa, tạo nên một tổng thể vừa sang trọng, hiện đại lại đậm vẻ tươi xanh của thiên nhiên, đúng chuẩn một resort ven biển.
+ Stelia Beach Resort: Là resort Lưu trú tại resort, chắc chắn du khách sẽ có được một trải nghiệm thư thái, thoải mái hoàn toàn.
+ Khách sạn CenDeluxe: Là khách sạn nằm tại trung tâm thành phố Tùy Hòa, được thiết kế theo phong cách kiến trúc kiểu Pháp lãng mạn là một trong những khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao tốt nhất tại Tuy Hòa.
+ Vietstar Resort & Spa: Là resort có rất nhiều cây xanh, mang đến cảm giác thân thiện.Resort cung cấp nhiều dịch vụ giải trí như vườn thú, công viên, sân chơi thể thao, spa thư giãn và nhiều nhà hàng phục vụ nhu cầu thưởng thức ẩm thực. Cách trung tâm thành phố hơi xa nhưng đổi lại quý khách sẽ có 1 không gian xanh trong lành và những trải nghiệm khác biệt với bể bơi rộng quy mô lên đến gần 1000 m2 với bể sục và thác nước, thích hợp cho khách ngâm mình thư giãn và tắm nắng.
+ Khách sạn Sala Tuy Hoa Beach: Tọa lạc ở vị trí trung tâm, từ khách sạn Sala Tuy Hoa Beach, du khách chỉ mất khoảng 5 phút đi bộ là đến biển. Các phòng nghỉ có thiết kế rộng rãi, sạch sẽ với view hướng biển và chọn màu chủ đạo là màu trắng tinh khôi, trang nhã
+ Các khách sạn 3 sao: Khách sạn Saigon Phu Yen, Khách sạn Long Beach, Green Oasis...
5. Những địa điểm Sống Ảo ở Phú yên “không thể bỏ lỡ”
Hình ảnh Cao nguyên Vân Hòa ( Ảnh ST)
Cao nguyên Vân Hòa
Cao nguyên Vân Hòa được ví như Đà Lạt của Phú Yên, với những khung cảnh trải dài ngút mắt và đường dốc lên (ở độ cao khoảng 400 m so với mực nước biển). Đường đi đều đã được trải nhựa rộng rãi, hai bên đường quang cảnh vô cùng bao la, hùng vĩ và có kết cấu lòng chảo, tha hồ cho các bạn “thử sức” ở các góc máy rộng.
Đi đến cao nguyên Vân Hòa không phải là việc đi thẳng một mạch đến một địa điểm, mà bạn có thể tận hưởng ngay khung cảnh và chụp ảnh “sống ảo” ngay trong quá trình di chuyển đến đây. Các thung lũng và đất canh tác nằm ở dọc đường đi, những cung đường trắng vắng xe… đều có thể trở thành đối tượng hoặc khung nền trong bức hình lung linh của bạn.
Nếu gặp khó khăn trong việc tìm đường đi cao nguyên Vân Hòa, bạn có thể thay bằng cụm từ “Nhà thờ Bác Hồ” – cũng là một điểm đến ở Phú Yên.
Từ Nhà thờ Bác Hồ đi sang bên phải, các bạn sẽ thấy một công trình thanh niên, với một con dốc trồng hai bên là những hàng thông rất đẹp. Chắc chắn bạn sẽ không chần chừ mà chụp vài kiểu ở đây đâu!
Cao nguyên Vân Hòa cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng hơn 30 km. Nếu đi từ trung tâm, bạn hãy đi theo đại lộ Hùng Vương để ra quốc lộ 1A, đi khoảng 14 km sẽ gặp một ngã ba (có bảng chỉ dẫn cạnh bên trụ đèn giao thông), rẽ trái và đi thẳng hoài trên đường ĐT 643 sẽ đến cao nguyên Vân Hòa.
Hải đăng Gành Đèn
Các bạn cũng sẽ đi quốc lộ 1A, đến khi gặp ngã ba Phú Điềm thì rẽ phải, tiếp tục đi thẳng và hỏi người địa phương UBND xã An Hòa để rẽ trái. Đi tiếp qua khỏi cầu Tuy An, qua luôn chợ Đầm và tiếp tục hỏi đường đến Gành Đèn thì người dân sẽ chỉ cho bạn.
Nhắc đến du lịch Phú Yên, người ta thường ấn tượng và nhớ đến Gành Đá Dĩa mà đôi khi bỏ quên Gành Đèn. Nhưng trong thực tế, hai địa điểm này cách nhau rất gần, chỉ khoảng 15 phút, và thành một chạc ba trên bản đồ. Đến bãi đỗ xe Gành Đá Dĩa, rẽ trái và đi thẳng sẽ gặp vài quán nước; từ đây bạn có thể gửi xe và đi thẳng ra Gành Đèn – nơi có ngọn hải đăng.
Nơi đây là địa điểm du lịch Phú Yên được các bạn trẻ check-in khá nhiều, bởi màu trắng đỏ và khung cửa xanh ngọt của hải đăng hiện lên vô cùng nổi bật giữa nền trời biển bao la của Gành Đèn, tạo nên một hình ảnh vô cùng bắt mắt.
Nhưng không chỉ ngọn hải đăng mới “sống ảo” được, cảnh vật xung quanh và đặc biệt mép đá ở Gành Đèn cũng vô cùng hoàn hảo cho những bức ảnh của bạn. Ánh nắng vàng ươm của vùng đất miền duyên hải trải trên những mỏm đá nâu vàng, hòa cùng màu xanh rực đặc trưng của biển Phú Yên, xứng đáng “điểm 10 cho chất lượng”!
Gành Đá Đĩa
Với kết cấu những mỏm đá xếp chồng lên nhau như một tổ ong khổng lồ từ bàn tay của Mẹ thiên nhiên, Gành Đá Đĩa luôn là một địa danh nổi tiếng, không chỉ vì nét đẹp của chính nó, mà còn vì khi đứng ở đây, các bạn còn có thể phóng tầm mắt để ngắm nhìn sự ngút ngát của trời biển bao la.
Như đã nói ở trên, từ ngã ba để gửi xe, thay vì rẽ trái sẽ ra Gành Đèn thì các bạn nhìn sang phải sẽ thấy cổng di tích quốc gia Gành Đá Đĩa. Đây là địa điểm tham quan có thu phí, với vé người lớn là 20.000 VND / người lớn, 10.000 VND / trẻ em (giá vé dành cho du khách, không áp dụng cho người dân địa phương).
Gành Đá Đĩa cách thành phố Tuy Hòa khoảng hơn 30 km, được công nhận là thắng cảnh thiên nhiên cấp quốc gia vào năm 1998. Nằm ngay bên cạnh Gành Đá Dĩa là bãi Bàng – một bãi cát trắng ăn lan ra thành một vòng cung. Đây cũng là một địa điểm vui chơi thú vị, với các hoạt động vui chơi bãi biển, cắm trại…
Trên đường di chuyển đến Gành Đá Đĩa, các bạn nhớ chú ý đừng bỏ qua những bãi cát trắng hai bên đường đi nhé. Nền trắng sữa của cát hòa với nét thô sơ và mảnh khảnh của những tàng dương và các bụi xương rồng sẽ chính là cảnh vật giúp có những bức ảnh đẹp ngỡ ngàng đấy!
Hải đăng Mũi Điện
Nơi đây được mệnh danh là điểm đón bình minh đầu tiên của Việt Nam – điểm cực Đông đất nước. Đón bình minh ở hải đăng Mũi Điện (hay còn gọi là hải đăng Đại Lãnh) chính là điều nằm trong top “danh sách ưu tiên cần làm”.
Mũi Điện cách trung tâm Tuy Hòa khoảng hơn 30 km và ngược hướng với lịch trình Tuy Hòa – Gành Đá Đĩa. Cũng từ đại lộ Hùng Vương, các bạn chạy thẳng đến bãi Ngà, đi một quãng sẽ đến đoạn đường đèo, nhìn bên tay trái sẽ thấy lối rẽ vào hải đăng Mũi Điện (nếu đi thẳng hoài sẽ ra đèo Cả để đi Khánh Hòa, Nha Trang).
Vì là điểm đón bình minh trên đất liền sớm nhất của Việt Nam nên các bạn phải chuẩn bị đi từ rất sớm, nếu không sẽ không kịp ngắm bình minh (một phần cũng vì thời gian mặt trời rất nhanh, chỉ khoảng 15 phút). Thông thường, nếu không ngủ lại ở bãi Môn (dưới chân mũi Điện), các bạn thường phải xuất phát từ Tuy Hòa vào khoảng 3 giờ 30. Bởi vì khi di chuyển đến Mũi Điện, các bạn sẽ phải leo bộ đường núi (có bậc thang) khoảng hơn 1 km mới lên được hải đăng.
Đoạn đường này khá dốc và rất mất sức nếu các bạn leo vội, nên các bạn cần trừ hao thời gian nữa nhé! Hiện tại đã có dịch vụ xe máy chở các bạn lên tận nơi, nhưng mình nghĩ sẽ thú vị hơn khi các bạn tự leo bộ – vừa vận động một tí, vừa tranh thủ hít thở không khí buổi sớm vô cùng trong lành thoảng mùi cỏ cây quyện cùng chất muối của biển.
Chịu cực một chút, nhưng đảm bảo khi ngắm bình minh nơi đây các bạn sẽ thấy mọi công sức mình bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng. Bình minh sẽ bắt đầu với những vệt cam tím, vàng đượm dần rồi tỏa sáng loang trên mặt biển.
Nếu chẳng may xuất phát trễ và không kịp leo lên hải đăng, các bạn cũng có thể lựa chọn đón bình mình trên đèo. Cảnh sắc cũng tuyệt vời không kém đâu
Đoạn đường này sẽ chạy ngang bãi Ngà, các đồi cát trắng và cả những ruộng nuôi tôm của ngư dân Phú Yên – cũng là những cảnh sắc tuyệt vời cho ống kính của bạn.
Hải đăng mũi Điện là địa điểm du lịch có thu phí 20.000 VND / người lớn và 10.000 VND / trẻ em. Giá thuê xe máy chở lên tận nơi là 50.000 VND / người / lượt.
Bãi Môn
Bãi Môn - Phú Yên ( Ảnh ST)
Bãi Môn nằm dưới chân Mũi Điện, các bạn có thể kết hợp Mũi Điện – Bãi Môn thành một lịch trình tham quan tại Phú Yên. Sự quyến rũ của Bãi Môn đến từ sự hoang sơ, vắng người và cảm giác thoải mái, cực fresh mà nó mang lại cho bất kể ai tìm đến nơi đây.
Bãi Môn có kết cấu giống một vũng thu nhỏ, có nghĩa là được cung lại bởi hai bên núi (mũi Nạy ở phía Bắc và mũi Điện ở phía Đông), và đường bờ biển ở đây không lớn. Từ hải đăng Mũi Điện đi xuống khoảng vài trăm mét bạn sẽ thấy bảng chỉ đường đi xuống bãi Môn bên tay phải.
Các đá tảng phẳng phiu và được nước bào mòn tròn trịa, kết hợp với mặt biển xanh biếc, trong vắt, thực sự khiến bãi Môn trở thành một trong những bãi biển đẹp nhất của Việt Nam.
Các bạn có thể cắm trại tại bãi Môn để chờ đón bình minh trên hải đăng, vì ở đây có các đồi cát trắng xóa trải dài, nhìn rất thơ mộng và tuyệt hảo cho một buổi trại đêm.
Bãi Xép – Gành Ông
Đây chính là một địa điểm quay trong bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” – với phân cảnh lũ trẻ chạy chơi thả diều. Khi đến đây để tìm hoa vàng cỏ xanh, các bạn chắc chắn sẽ ngỡ ngàng vì vẻ đẹp Đông – Tây giao thoa tuyệt vời nơi đây. Bãi cát trắng xóa với những chiếc chòi lá giống hệt một bãi tắm ven biển nước Mỹ, nhưng những mỏm đá vươn biển phủ đầy cỏ và xương rồng nơi đây cũng đậm chất Việt Nam – và cùng chung một điểm là đẹp đến ngỡ ngàng.
Bãi Xép – Gành Ông thuộc xã An Chấn, huyện Tuy An, Phú Yên, cách trung tâm Tuy Hòa khoảng 20 km trên một cung đường hai bên là cát trắng và những rừng phi lao xen kẽ các ruộng lúa đồng.
Bãi Xép không thu phí du lịch, nhưng nếu có đi xe thì phải sẽ phải trả phí (10.000 VND / xe máy, 50.000 VND / xe dưới 7 chỗ và 70.000 VND / xe trên 7 chỗ). Ở đây cũng có nhà hàng phục vụ ăn uống và các dịch vụ lưu trú qua đêm để đáp ứng nhu cầu của du khách.
Bạn có thể lựa chọn nghỉ ngơi ở đây trước rồi đi bộ men theo đường bờ biển để lên mỏm đất quay phim, hoặc đi ngược về phía cổng và lấy xe máy đi thẳng lên (có thể hỏi nhân viên chỉ giúp).
Bước lên đến nơi, trước mắt bạn sẽ mở ra một màu xanh ngát mát ngọt của cỏ và những rạng xương rồng. Hãy tưởng tượng bạn đang đứng giữa nơi đất trời một bên là biển xanh cát trắng, một bên là vạt cỏ cây xanh ngút ngát, phía trên là trời cao, phía dưới lại là bọt sóng vỗ đá trắng xóa bờ – cảm giác thật sự tuyệt vời không thể diễn tả!
Đảo Điệp Sơn - sự lựa chọn du lịch Phú Yên hấp dẫn ( Ảnh St)
Một trong những địa điểm du lịch của Phú Yên không thể bỏ lỡ nữa là đảo Điệp Sơn. Tuy là một quần thể gồm 3 hòn đảo nhỏ là: Hòn Giữa, Hòn Bịp và Hòn Đuốc nhưng nơi này vẫn được coi là 1 đảo vì 3 hòn đảo nhỏ trên khá gần và nối liền nhau thành một đường thẳng.
Đảo Điệp Sơn thuộc vịnh Vân Phong và cũng là một trong số địa điểm du lịch hấp dẫn của Nha Trang.
Đến đảo này, du khách không chỉ được thỏa sức ngắm nhìn biển đảo, khung cảnh hoang sơ nhưng hùng vĩ của thiên nhiên và đắm mình trong làn nước trong xanh, tươi mát mà du khách còn được trải nghiệm “lội qua” những con đường xuyên biển nối giữa các hòn đảo nhỏ hay chơi moto nước.
Muốn đến đảo Điệp Sơn – địa điểm du lịch đẹp ở Phú Yên, du khách có thể thuê xe máy ở TP. Tuy Hòa tiếp đến chạy về hướng Nam tầm 60km tới Vạn Gĩa, sau đó men theo con đường ven biển sẽ tới được Điệp Sơn.
Trên con đường tới Điệp Sơn từ TP. Tuy Hòa du khách có thể ghé qua nhiều địa điểm du lịch đẹp khác của Phú Yên là Mũi Điện hay vịnh Vũng Rô.
Đầm Ô Loan
Đầm Ô Loan nếu đi từ Tuy Hòa sẽ khoảng hơn 20 km dọc theo quốc lộ 1A. Nếu đi theo hướng về phía cầu Ngân Sơn thì bạn sẽ thấy một tấm bảng đá rất lớn giới thiệu Di tích quốc gia Đầm Ô Loan, còn nếu chọn đi theo đường dưới dạ cầu Long Phú thì bạn chạy thêm một đoạn sẽ thấy các đầm nuôi tôm bên tay phải.
Một lưu ý nho nhỏ dành cho bạn, nếu đi theo hướng cầu Long Phú thì cứ chạy sâu vào trong mới đến được những nơi người ta thường chụp cảnh hoàng hôn. Hoặc nếu không chắc, bạn có thể hỏi người dân nơi nuôi sò huyết ở đầm Ô Loan, chứ đừng vội thấy chạy đã lâu mà không thấy gì đẹp nên trở ra. Bởi phía ngoài này chỉ là nơi nuôi tôm của người dân địa phương, không phải nơi “thiên đường sống ảo” mà các bạn muốn đến đâu.
Đầm Ô Loan đẹp nhất là vào lúc hoàng hôn, khi mặt trời chậm rãi ngụp biển và nấp mình sau những rặng núi và các làng chài.
Nhắc đến đầm Ô Loan không thể không nhắc đến sò huyết – hải sản được xem như đặc sản nổi tiếng gắn liền với địa danh này ở Phú Yên. Nếu đến đây, các bạn hãy “dành bụng” để thưởng thức các món ăn chế biến từ sò huyết đầm Ô Loan nhé. Sò huyết ở đây to nhưng không dai, ngọt thịt và đặc biệt được chế biến tại chỗ, bạn mua bao nhiêu thì người bán sẽ vớt lên cân cho bạn nhé!
Đèo Cả
Đèo Cả là một cung đường nối các địa danh đẹp ở Phú Yên như Mũi Điện, vịnh Vũng Rô, biển Đại Lãnh rồi đi thẳng qua Khánh Hòa về Nha Trang và bản thân nó cũng là một địa danh đẹp làm nao lòng rất nhiều những “tín đồ sống ảo” và các phượt thủ.
Đây được xem như một trong những cung đường đèo đẹp nhất của Việt Nam, đặc biệt là những đoạn chạy qua vịnh Vũng Rô và dọc theo biển Đại Lãnh.
Dọc đường đèo cũng có các quán nhỏ dừng chân, đây sẽ là những điểm lý tưởng cho bạn chiêm ngưỡng không gian và cảnh vật tuyệt vời của đèo Cả.
Biển Đại Lãnh
Cũng theo đường đèo Cả, chạy khoảng một lúc nữa, nhìn bên trái sẽ là bãi biển Đại Lãnh. Đại Lãnh là một địa điểm du lịch Phú Yên rất đẹp, dù thực ra nó thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Nhưng do bãi biển Đại Lãnh chỉ cách Tuy Hòa khoảng 30 km (và cách Nha Trang khoảng 80 km) nên hầu như tất cả du khách đều có thể sắp xếp để ghé thăm nơi đây khi đi du lịch Phú Yên.
Điểm thu hút du khách của Đại Lãnh chính là sự trong veo: từ bờ cát trắng mịn đến làn nước nhìn rõ tận đáy và cảm giác tươi mới, thư giãn mà nó mang lại. Bờ nước có độ thoải lớn, sóng không quá lớn, rất phù hợp để vui chơi và hạn chế các tai nạn hoặc rủi ro.
Từ đèo Cả, các bạn chạy khoảng 12 km sẽ thấy biển Đại Lãnh. Ở đây các bạn có hai lựa chọn; hoặc là đi thẳng vào cổng của khu du lịch biển Đại Lãnh, hoặc chạy thêm một đoạn nữa để đến bãi biển Đại Lãnh. Cả hai thật ra đều là bãi Đại Lãnh thôi, nhưng khu du lịch biển Đại Lãnh thì có thu phí vào cổng (10.000 VND / người) và được xây dựng như một nơi phục vụ ăn uống, picnic và lưu trú. Tại đây có các dịch vụ như thuê chòi, dù (100.000 VND / 2 giường gỗ nằm), chèo bè tre (100.000 VND / giờ / 6 người), củi lửa trại, áo phao, ghế bố, cho thuê chỗ tắm nước ngọt…
Đặc biệt, nếu bạn chọn biển Đại Lãnh là nơi lưu trú chính cho chuyến nghỉ mát của mình thì khu du lịch này cũng có cung cấp dịch vụ homestay với các căn nhà gỗ hướng biển đủ màu sắc, vô cùng độc đáo và đẹp. Giá cả và loại phòng cũng rất đa dạng, với các loại phòng đơn, đôi, phòng ba và phòng tập thể với giá dao động chỉ khoảng từ 100.000 VND – 300.000 VND / người / đêm cùng đầy đủ tiện nghi cơ bản. Khu du lịch biển Đại Lãnh còn cho thuê mặt bằng cắm trại, hỗ trợ đầy đủ vé vào cổng, vé tắm nước ngọt, phí an ninh, điện… chỉ với khoảng 50.000 VND / người.
Còn nếu bạn là người thích nét đẹp hoang sơ của bãi Đại Lãnh, chỉ muốn đắm mình trong nắng cát và biển thì có thể bỏ qua, tiếp tục chạy thẳng lên khoảng 1 – 2 km, hỏi người dân chỉ giúp đường xuống bãi Đại Lãnh.
Từ bãi Đại Lãnh, các bạn thuê thuyền ra hòn Nưa, đầm Môn, ghé thăm làng chài ở Khải Lương… Biển Đại Lãnh cũng được gọi là gần kề với vịnh Vũng Rô – vịnh đẹp nhất nhì Việt Nam nổi tiếng với “con tàu không số” huyền thoại trong những ngày kháng chiến chống Mỹ.
Vịnh Vũng Rô mang đến vẻ đẹp hiền hòa giữa màu xanh đất, nước và trời (Ảnh ST)
Vịnh Vũng Rô
Vịnh Vũng Rô lúc xưa là một địa điểm quân sự, nhưng đến nay, khi chiến tranh lùi xa, với nét hiền hòa và sự quyến rũ riêng của mình, nó trở thành một điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách.
Từ đèo Cả nhìn xuống, bạn sẽ thấy cả một vùng nước trong xanh được núi ôm lại, tạo thành một vũng êm đềm cho các con thuyền đánh cá neo đậu.
Đảo Nhất Tự Sơn
Nhất Tự Sơn được xem là một trong những hòn đảo đẹp nhất của vịnh Xuân Đài (thuộc xã Xuân Thọ 1, thị xã Sông Cầu), và nổi tiếng với con đường dẫn thẳng từ đất liền ra đảo mỗi khi nước rút.
Từ trung tâm thành phố Tuy Hòa, bạn đi theo đại lộ Hùng Vương ra quốc lộ 1A, đi về hướng Bắc khoảng 50 km sẽ đến được Nhất Tự Sơn. Nhiều người nhầm tưởng Nhất Tự Sơn là một ngôi chùa độc nhất nằm trên núi, nhưng thật ra, cái tên “Nhất Tự Sơn” nhằm để chỉ hình dáng của hòn đảo này nằm giữa biển – như chữ “Nhất” trong tiếng Hán.
Và khi nước rút, con đường nối liền đất liền với đảo sẽ hiện ra, đây cũng chính là một điểm độc đáo thu hút du khách đến với Nhất Tự Sơn, bên cạnh nét đẹp và sự thanh bình nó mang lại.
Nếu các bạn đến vào những khoảng thời điểm nước vẫn chưa rút, các bạn có thể thuê cano để đi thẳng qua đảo, và sau đó chờ đến lúc con đường hiện ra. Giá vé ở đây là 30.000 VND / người cho cả hai lượt đi và về.
Cầu Ông Cọp - cây cầu gỗ dài nhất trong nước ta ( Ảnh st)
Cầu gỗ Ông Cọp
Trên đường từ Nhất Tự Sơn về ngang vịnh Xuân Đài, bạn có thể tạm dừng và ghé vào cầu gỗ Ông Cọp (hay còn được biết với tên gọi là cầu Bình Thạnh hay cầu Tuy An) – được mệnh danh là cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam, nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây (huyện Tuy An) với thị xã Sông Cầu.
Cầu gỗ Ông Cọp dài khoảng 400 m, được làm từ gỗ, tre và sắt; và khi đến đây tham quan bạn sẽ phải trả phí khoảng từ 1.000 VND – 5.000 VND / người, tùy vào phương tiện và độ nặng đồ đạc bạn mang theo.
Đây là điểm đến nổi tiếng với những ai đang ghé thăm Phú Yên, vì nét độc đáo và “lên ảnh lung linh” của nó. Hơn nữa, nhiều người còn tận dụng con đường này để rút ngắn quãng đường đến Gành Đá Đĩa, nhà thờ Mằng Lăng…
Những địa điểm quay phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”
Những cánh đồng phần lớn được quay tại thôn Phước Lộc (xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa). Nếu bạn không kiếm được thì cũng đừng vội thất vọng, vì các cánh đồng “lãng mạn” thế này trải dài hầu như khắp mọi nơi của vùng đất Phú Yên, điển hình như đường thôn để vào Gành Đèn, đường đi Bãi Xép… nếu để ý bạn cũng sẽ thấy được hai bên chính là những cánh đồng lúa xanh mướt mát, ngả vàng vào mùa gặt thôi.
Nhưng nếu muốn ngắm và “chộp” được những cánh đồng lúa bát ngát, xanh mướt mát hoặc vàng ươm trĩu hạt thì các bạn nên canh đúng vào các vụ mùa gieo cấy của bà con.
Một địa điểm nữa là thôn văn hóa Ngân Sơn (đi từ Tuy Hòa ra quốc lộ 1A, hướng về cầu Ngân Sơn, hai bên cầu chính là thôn Ngân Sơn) – nơi đã diễn ra cảnh quay với con đường được đan vòm tre rợp bóng trong phim.
Tuy nhiên các bạn có thể hỏi đường ra ruộng, để chiêm ngưỡng cảnh lúa đòng, những con đường làng thanh bình… cũng vô cùng thú vị.
Ngược hướng về đèo Cả, qua khỏi biển Đại Lãnh khoảng gần 20 km, các bạn có thể tìm đến hồ Tu Bông. Đây cũng là nơi đoàn phim đã lưu lại để quay, đồng thời cảnh vật nơi đây cũng khá thú vị để các bạn khám phá cũng như lưu lại những hình ảnh đẹp.
Ngoài ra, các bạn có thể tìm đến các địa điểm như cánh đồng sông Ba (từ phía cầu Đà Rằng), đập Đồng Cam, thủy điện sông Hinh, cánh đồng sen Biển Hồ… để cảm nhận vẻ đẹp thanh bình, mộc mạc nhưng vẫn vô cùng quyến rũ của cuộc sống nông thôn của con người Phú Yên.
Cảnh sắc đẹp, người Phú Yên cũng rất đẹp với sự chân chất, nhiệt tình giúp đỡ và luôn nở nụ cười với khách phương xa.
6. Các món ăn ngon ở Phú Yên:
Hình ảnh món ăn Mắt cá ngừ Đại dương ( Ảnh st)
Sò huyết đầm Ô Loan: Sò huyết đầm Ô Loan nổi tiếng đã định danh chất lượng trong cả nước, dù không ít địa phương cũng có loại hải sản này. Sò huyết Ô Loan thịt mềm ngọt, mùa nào cũng mập ú, căng mọng. Vị ngon đặc biệt của con sò nơi đây chính là độ ngọt và có hương thơm, bổ dưỡng. Sò huyết Ô Loan được chế biến thành nhiều món ăn từ dân dã đến cầu kỳ như: sò hấp sả, sò nướng than hồng, sò la-cót, sò ram me, sò rang muối ớt, sò nấu cháo, sò tươi nhúng lẩu chua cũng cực ngon… Dù chế biến món gì thì người đầu bếp phải giữ cho con sò vừa chín tới, không được chín quá làm khô nước huyết bên trong coi như hết giá trị.
Bánh hỏi lòng heo: Món ăn này có lẽ đã quá nổi tiếng khi nhắc đến vùng đất xứ Nẫu. Đến nỗi người dân vùng đất này còn bảo rằng “đến đây mà chưa ăn qua món này thì coi như chưa tới”. Bánh hỏi được làm từ bột gạo và có quy trình chế biến đặc biệt công phu, tỉ mỉ. Một dĩa bánh hỏi được rắc mỡ hành lên ăn kèm với một dĩa thịt quay, thịt nướng, lòng heo… tùy thích. Đây là món ăn đặc biệt thường xuất hiện trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi, lễ cúng ở đình, chùa và là một nét văn hóa ẩm thực của địa phương.
Chả dông: Con dông có hình dáng như kỳ nhông nhưng lớn chỉ độ bằng ngón chân cái, sống nhiều ở vùng đất cát dọc bờ biển Phú Yên và các tỉnh miền Trung. Thịt dông được băm nhuyễn trộn với xã và ớt dùng làm nguyên liệu. Trộn đều thịt dông với một ít nấm mèo và bún khô. Dùng bánh tráng mỏng cuốn lại phần thịt đã chuẩn bị thành những cuốn đều bằng ngón tay cái người lớn và đem chiên chín vàng. Dùng chả dông được ăn với rau sống nước mắm tỏi ớt trộn đâu phụng đăm nhuyễn rất ngon. Món chả dông làm nên dánh tiếng của các cửa hàng ăn trên đường Nguyễn Công Trứ khu Đại Nam cũ ở Thành phố Tuy Hòa. Ở đây thực khách có thể gọi một phần chả dông có thêm nem nướng được phục vụ cùng rau sống và bánh tránh để cuốn ăn kèm.
Mắt cá ngừ đại dương: Mắt cá thường to bằng nắm tay, ướp gia vị bảo quản cẩn thận. Khi chế biến, một con mắt cá được ướp cùng với thuốc bắc, sả, ớt, tiêu… sau đó đặt vào một cái thố (om đất) rồi chưng cánh thủy. Đợi nung lửa độ hơn nửa giờ, mắt cá đã chín, thấm gia vị, người dùng có thể ăn kèm rau tía tô xắt ghém. Khi ăn món này ta sẽ cảm nhận được vị béo ngầy ngậy của mắt cá, vị thơm của thuốc bắc, vị cay nồng mằn mặn của gia vị. Có thể nói đây là món ăn có mùi vị độc đáo, độc nhất vô nhị chỉ có ở đất Tuy Hòa.
Gỏi cá mai: Gỏi cá mai là một món ăn đơn giản và dễ ăn ở Phú Yên. Có nhiều cách chế biến cá mai nhưng thông dụng nhất đó là làm gỏi. Cá mai được lọc bỏ xương rồi trộn với hành, tỏi, ớt, đường,… tạo nên hương vị phong phú và hấp dẫn cho món gỏi.
Bún mực: Chỉ cách nhau một ranh giới là đèo Cả nhưng với món bún mực, hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên là có hai cách chế biến và hai hương vị khác nhau. Nếu như ở Khánh Hòa, bún mực được chế biến từ những con mực ống, mực lá,… thì đi về du lịch Phú Yên, bún mực được làm từ mực cơm. Mực cơm ngọt, không dai ruột trắng. Nếu như bún mực ở Khánh Hòa nấu với vị ngọt thì bún mực Phú Yên lại mang một nét chua chua đặc trưng.
7. Đặc sản Phú Yên mua về làm quà
Bò một nắng: Để có món này, phải chọn loại bò cỏ, non tơ được chăn thả tự nhiên. Chỉ lấy hai phần là thịt đùi và thịt thăn trong một con bò sơ chế kỹ rồi thái thành miếng mỏng, mỗi miếng nặng độ 0,4kg, ướp muối, đường, bột ngọt, ớt hiểm rồi đem phơi. Nếu trời nắng tốt, chỉ phơi một hoặc hai nắng, nếu trời không nắng hoặc mưa có thể dùng lò than sấy. Làm cách nào để khoảng 2kg bò tươi còn lại độ 1,2kg thành phẩm là tốt nhất. Sau khi chế biến, phơi sấy song, phần thịt còn lại sẽ khô dai, có độ ngọt tự nhiên và hương vị đặc trưng. Ăn bò một nắng ngon nhất bằng cách nướng trên lửa than rồi xé dọc ra thành từng miếng nhỏ chấm với muối trứng kiến vàng, ăn kèm với dưa leo, các loại rau thơm.
Muối kiến vàng: Đây là thức chấm độc đáo của người miền núi Phú Yên. Những con kiến vàng được đặt hàng để người dân ở huyện miền núi đi thu bắt trên cây rừng. Mua kiến vàng về, phải lọc chọn loại kiến nhỏ đem phơi, rang chín rồi trộn với sả, ớt xay, tạo ra món muối chấm tuyệt hảo, khác biệt.
Khô cá đét Sông Cầu: Cá đét là nguồn thực phẩm nhiều chất đạm, canxi, ít chất béo. Cá đét tươi cũng có thể nấu chua, nấu lẩu nhưng hạn chế của loại cá này là thịt hơi bở, có xương nên người ta chủ yếu là phơi khô làm mồi nhắm hoặc ăn cơm. Khác với một số vùng, cách chế biến khô cá đét Sông Cầu đơn giản giữ nguyên vị, không tẩm ướp. Mỗi lứa cá đét khô cần 2 nắng (phơi hai ngày) là vừa khô tới. Khô cá đét nướng (hoặc chiên) lên mềm, ít xương. Cá nhỏ không cần xẻ, phơi nguyên con, khi ăn ngọt thịt và có mùi nồng nồng, hăng hăng khá đặc trưng.
Khô cá đét được chuộng không chỉ bởi vị ngon dân dã mà còn khá tiện dụng. Trong nhà có bịch cá đét được bảo quản nơi thoáng mát hoặc bỏ vào tủ lạnh là không lo thiếu mồi ngon đãi khách đột xuất. Khô cá đét Sông Cầu là một trong những đặc sản của vùng đất xứ Nẫu. Không phải cao lương mỹ vị, khô cá đét ngon cái ngon dân dã, giá cả cũng hết sức bình dân.
Bánh ít lá gai: Cũng là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo ở Phú Yên vào những ngày giỗ tổ tiên. nhân bánh được làm từ nhiều thứ như: đậu phộng và dừa; đậu xanh; đậu đen…Bánh này được bọc bằng lá gai và khi cho ra lò có màu xanh thẫm và tương tự như bánh gai của miền Bắc. Nhưng người Phú Yên không cho một miếng mỡ vào nhân bánh như bánh gai và bánh ít còn được làm với nhiều loại nhân chứ không chỉ là nhân đậu xanh.
Nước mắm Mỹ Quang: Làng nghề nước mắm truyền thống Mỹ Quang (xã An Chấn, huyện Tuy An) hình thành trên trăm năm. Nguồn nguyên liệu dồi dào cùng phương pháp chế biến truyền thống đã tạo ra nước mắm Mỹ Quang thơm ngon đặc trưng.
Rượu Quán Đế: Từ thời xa xưa, Sông Cầu nổi tiếng với cá ngon, dừa ngọt, rượu Quán Đế… Rượu được người dân nấu bằng phương pháp thủ công và tiêu thụ mạnh nhờ bán lẻ trên đường thiên lý Bắc – Nam để phục vụ khách đường xa và quan lại đi công cán, nhờ vậy rượu đế vùng này nhanh chóng nổi tiếng khắp nơi.
Một số lưu ý khi đi tham quan du lịch tại Phú Yên:
Nếu bạn tìm kiếm một nơi có nhiều cảnh đẹp, yên bình, thì có lẽ Phú Yên nên là điểm nên đến trong thời gian tới của bạn đấy!
Để có một chuyến đi trọn vẹn, hãy liên hệ với chúng tôi để tận hưởng kỳ nghỉ đầy thú vị!
CÔNG TY TNHH TM-DV-ĐT VIETIN (VIETIN COSECO)
Địa chỉ: Tòa nhà VietinBank, Tầng 4 Số 126 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Tel: 024. 39412480- 024. 37228411 Fax: 024. 39412487
Hotline: 0865.85.57.58
Email: coseco.travel@vietinbank.vn
Quy Nhơn- Sức hút du lịch
Là trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của Bình Định, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh . Quy Nhơn là một địa điểm khá đa dạng về cảnh quan địa lý với núi rừng, bờ biển, các đầm hồ, bán đảo và đảo giúp mang lại cho du lịch Quy Nhơn lợi thế vô cùng lớn để phát triển và đa dạng các sản phẩm du lịch. Với bờ biển dài, các bãi biển đẹp nhất Bình Định hầu hết đều thuộc Tp Quy Nhơn, chính bởi vậy nhắc đến Quy Nhơn là nhắc đến du lịch biển với các địa danh như Eo Gió, Kỳ Co, các bãi biển trên tuyến Quy Nhơn Sông Cầu.
1. Thời gian thích hợp du lịch Quy Nhơn.
Quy Nhơn có 2 mùa rõ rệt là mùa khô từ tháng 3 – 9, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24,5º C nên thực tế hầu như lúc nào cũng có thể đến Quy Nhơn. Tuy vậy, các bạn nên tránh mùa mưa bão ở Quy Nhơn thường kéo dài vào khoảng cuối năm, tần suất có thể có bão cao nhất vào tháng 9-11. Nếu có kế hoạch tới đây vào khoảng thời gian này, các bạn nên theo dõi thời tiết thật kỹ để tránh ảnh hưởng tới chuyến đi.
2. Cách đi tới Quy Nhơn
Là trung tâm của tỉnh Bình Định, để đến được Quy Nhơn khá dễ dàng bởi toàn bộ hệ thống giao thông đều đi qua đây. Quốc lộ 1 đoạn qua Bình Định dài 118 km, Quốc lộ 1D đoạn qua Bình Định dài 20,7 km, Quốc lộ 19 qua Bình Định dài 69,5 km, ngoài ra còn có Quốc lộ 19B, Quốc lộ 19C, hệ thống đường tỉnh (tổng chiều dài 506 km).
2.1 Phương tiện công cộng:
Đường bộ: Nằm cách thủ đô Hà Nội 1.070 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 652 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A, từ 2 đầu đất nước hàng ngày đều có rất nhiều các tuyến xe chất lượng cao đi Bình Định. Ngoài các tuyến xe trực tiếp đến địa phương này, các tuyến xe đường dài Bắc ⇆ Nam đều cũng sẽ đi qua địa phương này.
Đường sắt: Để đến với Quy Nhơn bằng đường sắt, các bạn có 2 lựa chọn về ga đến là ga Diêu Trì và ga Quy Nhơn. Ga Diêu Trì là điểm xuống tàu của các tuyến tàu Thống Nhất, ga cách trung tâm thành phố khoảng 15km. Ga Quy Nhơn là một nhánh của tuyến đường sắt Bắc Nam, bắt đầu từ chính ga Diêu Trì. Các chuyến tàu dừng ở ga Quy Nhơn là SQN (Sài Gòn – Quy Nhơn), QV (Quy Nhơn – Vinh), QN (Quy Nhơn – Nha Trang) và ĐQ (Quy Nhơn – Đà Nẵng).
Chiều đi từ Hà Nội: SE1, SE3, SE5, SE7, SE9
Chiều đi từ Sài Gòn: SE2, SE4, SE6, SE8, SE10, SE22, SQN2
Đường hàng không: Cảng hàng không Phù Cát cách trung tâm Tp Quy Nhơn khoảng 30km, hàng ngày từ đây đều có các chuyến bay đi và đến từ Hà Nội và Sài Gòn của tất cả các hãng hàng không trong nước. Từ sân bay Phù Cát luôn có các tuyến xe buýt chạy về trung tâm Tp Quy Nhơn, các tuyến buýt này hoạt động theo giờ các chuyến bay cất hạ cánh tại sân bay nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không sợ trễ giờ nhé.
Đi từ sân bay Phù Cát về Quy Nhơn
Sân bay Phù Cát cách trung tâm Tp Quy Nhơn khoảng 35km, ngay trong sân bay có xe buýt của cảng hàng không đón khách từ sân bay về, trả khách tại số 1 Nguyễn Tất Thành, giá vé là 50k. Nếu đi theo đoàn đông (>5 người) các bạn có thể lựa chọn đi taxi vì giá taxi trọn gói đi từ sân bay về Tp Quy Nhơn cũng chỉ vào khoảng 200k, bạn lại được đưa thẳng về khách sạn chứ không mất thêm công di chuyển.
Chiều ngược lại, bạn muốn đi từ Quy Nhơn ra sân bay Phù Cát thì cứ đến số 1 Nguyễn Tất Thành, trước giờ bay khoảng 2,5 tiếng sẽ có xe đưa ra sân bay (xe bus tại đây đưa khách đi dựa trên giờ bay thực tế chứ không có giờ cố định). Nếu muốn đi taxi giá rẻ ra sân bay, các bạn cũng cứ đến địa điểm số 1 Nguyễn Tất Thành này nhé, đến đây cánh lái xe taxi ngay ngoài cổng thường gộp chung khoảng 5-6 khách lại đi 1 chuyến ra sân bay với giá khoảng 70k mỗi người.
2.2 Phương tiện cá nhân: Nếu có thời gian, các bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân như xe máy hoặc ô tô để kết hợp ghé thăm Bình Định trên một lịch trình xuyên Việt. Từ Hà Nội có thể đi dọc theo QL1A hoặc đường Hồ Chí Minh lướt qua một dọc các địa điểm đẹp ven biển. Từ Sài Gòn các bạn có thể đi vòng khám phá Tây Nguyên trước khi chuyển hành trình đi ra QL1A sát biển.
3. Đi lại ở Quy Nhơn
Xe buýt: Hiện nay, Bình Định hiện đang có 11 tuyến xe buýt để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong tỉnh. Nếu đến Bình Định một mình và ngại việc di chuyển bằng xe máy, các bạn có thể sử dụng phương tiện công cộng này để di chuyển tới một số địa điểm du lịch.
Xe điện: Cũng như một số địa điểm du lịch nổi tiếng khác, đến Quy Nhơn các bạn cũng có thể dạo chơi quanh thành phố biển này bằng xe điện với một số chặng. Các tuyến xe điện này hiện hầu hết được cấp phép dưới dạng thí điểm để phục vụ du khách vừa có thể đi lại nhanh chóng lại có thể ngắm cảnh trong suốt hành trình.
Taxi: Taxi là phương tiện phổ biến và thuận lợi nhất với những nhóm bạn đông hay với gia đình có người già và trẻ nhỏ bởi tính cơ động, mức độ sẵn sàng cũng như thoải mái trong mọi điều kiện thời tiết. Với những địa điểm ở xa, các bạn có thể liên hệ thuê trọn chuyến taxi theo giá thỏa thuận với tài xế.
Một số hãng taxi trên địa bàn tỉnh Bình Định
Thuê xe máy: Nếu ở Quy Nhơn dài ngày và có khả năng đi xe máy đường trường, thuận lợi nhất vẫn là thuê một chiếc xe máy để khám phá đất võ. Cách đây vài năm số lượng cửa hàng cho thuê xe máy ở Quy Nhơn khá ít, các bạn không có nhiều lựa chọn cho dịch vụ này. Nhưng cùng với sự phát triển của du lịch, các cửa hàng dần hình thành nhiều hơn nên khách hàng hiện khá dễ dàng để có thể thuê xe.
4. Lưu trú tại Quy Nhơn
Là một điểm đến khá hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước những năm gần đây, hệ thống cơ sở lưu trú của Bình Định tương đối đầy đủ với nhiều loại hình.
Khách sạn: Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định có hơn 200 khách sạn với hơn 5000 phòng, đủ để có thể phục vụ một lượng lớn khách du lịch có nhu cầu nghỉ dưỡng chất lượng cao. Số lượng khách sạn này chủ yếu tập trung ở Tp Quy Nhơn và nằm rải rác ở một số địa điểm du lịch nổi tiếng.
Một số khách sạn 5 sao ở Quy Nhơn: Anantara Quy Nhơn Villas, FLC Luxury Hotel Quy Nhơn, Seaside Boutique Resort Quy Nhơn
Một số khách sạn và resort 4 sao: AVANI Quy Nhon Resort & Spa; Casa Marina Resort, Royal Hotel & Healthcare Resort Quy Nhơn, Khách sạn Sài Gòn Quy Nhơn, Khách sạn Hải Âu, Khách sạn Mường Thanh Quy Nhơn.
Nhà nghỉ: Loại hình lưu trú bình dân, giá rẻ và phân bố ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Với những nhóm bạn trẻ yêu thích du lịch bụi, thích lang thang khám phá nhiều địa điểm mới lạ thì loại hình lưu trú này sẽ phù hợp nhất bởi giá thành hợp lý cũng như dễ tìm.
Homestay: Với lợi thế địa hình để phát triển du lịch sinh thái, Quy Nhơn có nhiều thế mạnh để xây dựng loại hình lưu trú homestay phục vụ du khách. Hiện tại, loại hình lưu trú homestay tập trung chủ yếu ở khu vực Tp Quy Nhơn, đảo Cù Lao Xanh, Eo Gió, Hòn Khô…
5. Các địa điểm du lịch ở Quy Nhơn
Bãi biển Quy Nhơn: Nằm ngay trong lòng thành phố Quy Nhơn, được phú cho bãi cát vàng chạy dài theo bờ biển xanh mát, từ năm 2014, tỉnh Bình Định đã cho di dời các hoạt động nuôi thủy hải sản của người dân để cải tạo và phát triển bãi tắm Quy Nhơn thành bãi tắm du lịch.
Bãi tắm dài 5km hình trăng khuyết, chạy từ Mũi Tấn đến Ghềnh Ráng hoang hoải với màu cát vàng dịu ngọt, sóng xô rì rào. Bãi tắm rất gần với phố ẩm thực hải sản Xuân Diệu. Du khách vừa có thể kết hợp tham quan thành phố với trải nghiệm tắm biển thư giãn cũng như thưởng thức hải sản tươi ngon ngay tại đây.
KDL Ghềnh Ráng với những bãi tắm đẹp hút hồn du khách (Ảnh siêu tầm) Cù lao Xanh, Quy Nhơn (Ảnh siêu tầm)
Ghềnh Ráng – Tiên Sa: Nằm trong trung tâm thành phố Quy Nhơn, khu du lịch Ghềnh Ráng toát lên vẻ đẹp từ sự hòa quyện tuyệt vời giữa một bên là biển trời mênh mông với một bên là núi đá muôn hình vạn trạng.Ghềnh Ráng như một tác phẩm nghệ thuật do thiên nhiên xếp bày với quần thể sơn thạch chạy sát biển, đá chất trập trùng, thành rạng, thành ghềnh hết sức hấp dẫn.
Mộ Hàn Mặc Tử: Vượt qua đỉnh dốc Mộng Cầm, rẽ vào con đường bậc thang trên đồi thi nhân giữa khuôn viên rừng dương thoáng đãng là nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Ngôi mộ được xây cất trên một gò cao, lưng dựa vào núi, mặt quay ra biển.Hàn Mặc Tử đã không còn nhưng thơ ông vẫn sẽ mãi ở trong lòng những người yêu thơ. Rất nhiều những thế hệ yêu thơ đã tìm đến với ông, tìm đến Ghềnh Ráng để được tưởng nhớ và bày tỏ lòng ái mộ đối với một hồn thơ tài hoa.
Nhà thờ Ghềnh Ráng: Nhà thờ Đá Ghềnh Ráng có tên đầy đủ là Trung tâm Thánh Thể và Thánh Mẫu Ghềnh Ráng, thuộc giáo phận Quy Nhơn. Theo các tài liệu, nhà thờ Đá được khởi công xây dựng vào ngày 11/02/1963 và khánh thành ngày 15/8/1964, do linh mục Phạm Châu Diên đứng ra xây cất. Sau 40 năm trải qua mưa nắng, gió biển bào mòn, nhà thờ đã có một thời gian xuống cấp, hoang phế. Năm 2005, nhà thờ được tái thiết lại và khánh thành ngày 02/02/2007, thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan.
Do nằm trên triền dốc nên lối đi vào nhà thờ khá quanh co, tuy vậy du khách vô cùng thích thú khi vừa đi vừa ngắm quang cảnh thiên nhiên tươi mát xung quanh. Không gian xanh với một bên là vách núi dày đặc những leo dây trường xanh, dương xỉ, một bên là bờ biển dài cong vút càng hấp dẫn bước chân du khách nhanh hơn để tiến vào khuôn viên của nhà thờ Đá.
Bãi Trứng/Bãi tắm Hoàng Hậu: Bãi Trứng hay còn gọi bãi tắm Hoàng Hậu (ngày trước mỗi lần ghé Quy Nhơn, Nam Phương hoàng hậu đều đến đây tắm biển) nằm trong khu danh thắng Ghềnh Ráng (rộng 35 ha) cách thành phố Quy Nhơn 3 km về phía Đông – Nam. Bãi tắm này ghi dấu với du khách với vẻ đẹp của cung đường biển uốn lượn, cát trắng, biển xanh và vô số những tảng đá tròn trịa trên bờ. Ngoài tắm biển, đến đây, bạn có thể tham quan vẻ đẹp của Gềnh Ráng, quần thể sơn thạch chạy sát biển, đá chất chập chùng thành hang, thành rạng, ghé mộ nhà thơ Hàn Mạc Tử, tìm hiểu về Lầu Ông Hoàng hay xuôi ra đảo có có tên Hòn Đất Bi khám phá những hang động kỳ thú.
Bãi biển Quy Hòa: Biển Quy Hoà nép mình cạnh trại phong Quy Hoà. Giống như tên gọi, biển Quy Hoà trong lành và êm đềm với những đợt sóng nhỏ, nước trong vắt và những hàng dương xanh ngát đung đưa theo tiếng gió, tiếng chim ríu rít hoà lẫn trong tiếng sóng tạo cảm giác thanh bình và yên ả.
Bãi Xép: Bãi Xép cách thành phố Quy Nhơn 10km theo đường Quy Nhơn – Sông Cầu và nằm trong khu du lịch sinh thái rừng biển Bãi Xép do một công ty tư nhân khai thác. Ngoài lợi thế của một bãi tắm đẹp, bãi Xép cũng xanh mát với vườn cây ăn quả, rừng dừa, rừng dương, bãi cỏ… khiến bạn có cảm giác đang ở một vùng quê yên tĩnh hơn là vùng biển sóng rì rào vỗ.
Từ bãi Xép, bạn có thể ngắm nhìn vẻ đẹp của dãy Phương Mai, hòn Ngang, hòn Đất và vịnh biển Quy Nhơn xinh đẹp. Nằm trong khu sinh thái rừng biển nên nếu thích mạo hiểm, bạn có thể đi ngược về phía Tây khoảng 1 km, đến suối Vàng, sẽ bắt gặp một vùng thiên nhiên hoang dã với rừng cây, thác nước…
Bãi Dại: Sự kết đôi của cung đường biển trong xanh ôm gọn những khối đá co cụm nhiều hình dáng rải rác trên bờ và dưới biển mang đến cho bãi Dại vẻ đẹp thơ mộng và góc cạnh. Vẻ đẹp của bãi Dại có thể làm mềm lòng cả những vị khách khó tính nhất.
Sau khi vùng vẫy thoả thích trong làn nước trong vắt, bạn có thể tìm cho mình bóng râm giữa các khối đá lớn hay đong đưa trên những chiếc võng ở các nhà chòi cạnh biển nghe tiếng sóng, tiếng gió, cả tiếng đàn, sáo vi vu vang lên từ các chòi bên cạnh.
Bãi Bàng: Được bao bọc bởi những dãy núi chạy dài uốn hình cánh cung vươn ra biển và những hòn đảo ngoài khơi, biển Bãi Bàng sạch đẹp, xanh mát, hiền hòa, là nơi tắm biển lý tưởng. Những ngôi nhà sàn nho nhỏ, những chiếc võng đong đưa dưới tán cây xanh, hàng dừa trĩu quả, rặng phi lao lả lơi, những chậu cây kiểng cổ thụ được cắt tỉa công phu… đã góp phần làm nên nét thi vị cho khu du lịch mini này.
Bãi Rạng: Là một bãi biển nhỏ, nằm sát trên tuyến đường Quy Nhơn – Sông Cầu, thuộc địa phận Xuân Hải, Sông Cầu, Phú Yên. Bãi Rạng nằm lọt thỏm giữa 2 ghềnh đá nhô ra biển, từ Quốc lộ 1D các bạn có thể nhìn thấy rõ bãi biển này.
Eo Gió: Eo Gió thuộc thôn Hưng Lương, xã Nhơn Lý, đây là một eo núi hình cánh cung, sườn núi đá cheo leo hiểm trở với độ cao hơn 70m, thuộc dãy Núi Cấm – dãy núi án ngữ phía Đông của xã, nối liền hai thôn Hưng Lương và Xương Lý, chạy dài theo hướng Bắc – Nam.
Gọi là Eo Gió, hay Eo Cửa Gió vì đấy là cái hõm như yên ngựa, nằm giữa hai mỏm núi cao kề bên biển. Gió từ biển cả lọt qua hõm núi này như rót vào miệng phễu, thổi lồng lộng khiến người vừa đẫm mồ hôi vì lội cát, đến đây đã chợt thấy se lạnh.
Kỳ Co: Kỳ Co thuộc xã Nhơn Lý (nằm trên bán đảo Phương Mai) là một bãi biển nhỏ diện dịch khoảng hơn 1km², với bãi biển nông, lặng sóng và mang vẻ đẹp vô cùng hoang sơ. Đây là địa điểm chưa được đưa vào khai thác du lịch một cách đại trà mà mới chỉ có các hoạt động du lịch tự phát từ người dân để phục vụ nhu cầu du khách.
Tịnh xá Ngọc Hòa: Cạnh làng chài dưới chân Eo Gió là một ngôi chùa bề thế mang tên Tịnh Xá Ngọc Hòa, đây là ngôi chùa bề thế, trầm lặng nằm bên Eo gió với tượng Phật bà Quan âm hai mặt lớn nhất Việt Nam hướng ra biển lớn mang theo mong ước bình yên và may mắn của những người dân chài thân thiện nơi đây.
Đầm Mai Hương: Đây là một phần nhỏ của đầm Thị Nại nằm dọc Khu Kinh tế Nhơn Hội và dãy núi Phương Mai, giáp với xã Nhơn Hải. Để đến được đầm, từ Tp Quy Nhơn, chạy xe máy đến ngã tư Khu Kinh tế Nhơn Hội – Nhơn Lý, rẽ phải chạy về hướng xã Nhơn Hải, tầm 20 phút là bạn đã đặt chân đến đầm Mai Hương. Đứng trên cao, bạn sẽ bị hút mắt giữa một vùng mây nước bao la, chen lẫn cỏ cây, hoa lá cùng các gành đá men theo mép nước. Xa xa giữa đầm nổi lên một cồn cát trắng trải dài. Tít tắp tận chân trời là cầu Thị Nại vươn mình trên biển tạo thành một bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng mà đầy mê hoặc.
Hòn Khô: Nằm cách Quy Nhơn khoảng 16km, đảo Hòn Khô như một tấm bình phong khổng lồ che chắn cho làng chài Nhơn Hải. Trong những mùa biển động, Hòn Khô đón những con sóng trùng trùng tung bọt trắng xóa mà trông xa như những đóa hoa biển kỳ ảo, chợt hiện, chợt tan. Mùa biển yên, Hòn Khô lại quyến rũ mời chào du khách với bãi cát dài trắng mịn, với những rạn san hô sặc sỡ, với những bãi cỏ xanh mượt như nhung và lạch nước ngọt nứt từ vách đá. Đến với Hòn Khô, du khách sẽ được thăm làng chài Nhơn Hải, lặn ngắm san hô và thưởng thức những món tươi ngon miền biển.
Biển Hải Giang: Là một ốc đảo nhỏ bé nằm trên bán đảo Nhơn Hải, là một làng chài dân cư thưa nhớt nhưng Hải Giang có địa hình khá độc đáo, nằm giữa núi và biển, cách biệt với thành phố Quy Nhơn bởi những rặng núi thuộc dãy Phương Mai. Để tới đây du lịch, bạn có thể đi bằng thuyền khởi hành từ bến Hàm Tử. Tới Hải Giang bạn có thể leo núi, lặn biển và thưởng thức các món hải sản tươi ngon ngay trên đảo.
Cù Lao Xanh: Cù Lao Xanh (đảo Nhơn Châu) còn gọi là đảo Vân Phi là một hải đảo nằm gần vịnh Xuân Đài, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20km. Trước kia Cù Lao Xanh vốn là đất của tỉnh Phú Yên nhưng được nhập về thành phố Quy Nhơn từ sau năm 1975.
Cầu Thị Nại: Cầu Thị Nại hay Cầu Nhơn Hội là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội dài gần 7 km nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội), gồm cầu chính vượt đầm Thị Nại dài 2,5 km, 5 cầu nhỏ qua sông Hà Thanh và đường dẫn 2 đầu cầu.
Bảo tàng Bình Định: Bảo tàng Tổng hợp Bình Đinh với diện tích 3.673m2, nằm ở vị trí đẹp nhất thành phố Quy Nhơn với 5 gian trưng bày trên 1.000 tài liệu, hiện vật đem đến cho người xem cái nhìn vừa khái quát, vừa cụ thể về quê hương con người Bình Định qua các thời kỳ lịch sử; tình cảm của nhân dân Bình Định đối với Bác Hồ và đặc biệt là hệ thống tài liệu, hiện vật về nền văn hóa Champa.
Các gian trưng bày ở Bảo tàng tổng hợp có 5 gian với 5 chủ đề chính: phòng “Đất nước con người” với 241 hiện vật, phòng “kháng chiến chống Pháp” với 122 hiện vật, phòng “kháng chiến chống Mỹ” với 233 hiện vật, phòng “văn hóa Chăm” 173 hiện vật, phòng “Bác Hồ với Bình Định – Bình Định với Bác Hồ” 185 hiện vật.
Tháp Đôi: Trong số các tháp Champa còn lại trên đất Bình Định, có một quần thể di tích khá độc đáo nằm ngay trên địa phận phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Đó là tháp Hưng Thạnh. Đại nam nhất thống chí chép Hưng Thạnh cổ Tháp ở thôn Hưng Thạnh huyện tuy phước có hai Tháp tục gọi là Tháp Đôi. Trong các tác phẩm nghiên cứu, người Pháp gọi đây là Tour Kh’mer vì nhìn gốc độ kiến trúc và nghệ thuật khu tháp này đã tiếp thu không ít ảnh hưởng của nghệ thuật khu tháp này đã tiếp thu không ít ảnh hưởng của nghệ thuật Kh’mer. Xét về phong cách, tháp Đôi có nhiều nét tương đồng với khu tháp Dương Long, đều là những công trình kiến trúc được xây dựng vào khoảng những thập niên đầu thế kỷ XIII, khi Champa bị người Kh’mer đô hộ. Di tích hiện còn là hai ngọn tháp không cao lắm nằm cạnh nhau theo trục Bắc – Nam. Tháp Bắc cao chừng 16m, tháp Nam thấp và nhỏ hơn một chút. Có lẽ chính vì vậy nên trong dân gian đã gọi bằng một cái tên giản dị: Tháp Đôi.
Chùa Long Khánh: Toạ lạc ở số 141 Trần Cao Vân, được xây dựng vào cuối thế kỷ 18. Chùa Long Khánh là nơi truyền bá tín ngưỡng Phật giáo trong vùng bấy giờ. Chùa do hoà thượng Đức Sơn (người Trung Quốc) sáng lập. Hiện chùa còn lưu giữ hai vật quý: Thái Bình hồng chung (chuông Hồng Thái) được đúc vào năm 1805 triều vua Gia Long. Tấm dấu biểu trưng Long Khánh Tự được in vào năm 1813 triều vua Gia Long.
Chùa Sơn Long: Chùa Sơn Long nay thuộc phường Nhơn Bình, cách cầu Trường Úc 700m về hướng đông. Kiến trúc chùa có nhiều thay đổi nhưng khuôn viên chùa vẫn giữ như cũ. Mặt tiền hình cánh cung niễng, mặt hậu đất đá lồi lõm sát vách núi. Tương truyền dưới chân núi phía sau chùa xưa có tảng đá rất lớn trông như miệng rồng có hàm trên, hàm dưới có một cái lưỡi nhỏ đưa ra ở chính giữa. Tảng đá đó có tên gọi là đá Hàm Long, nay không còn nữa. Trong chùa có 15 ngôi mộ tháp lớn nhỏ, có những ngôi mộ vẫn còn giữ nét rêu phong cũ kỹ của mấy trăm năm về trước, có những mộ tháp đã được trùng tu khang trang hơn.
Đến Sơn Long, du khách còn được chiêm ngưỡng tượng Phật Lồi 7 đầu rồng bằng đá nặng 1,5 tấn,cao 3,1 m với chạm khắc hoa văn sau lưng. Bức tượng xác định là của người Chăm tạc từ thế kỷ XIII. Dù dáng vẻ còn khiêm tốn nhưng chùa Sơn Long vẫn dập dìu khách phương xa đến thăm,vãn cảnh,…đặc biệt là vào dịp đầu năm mới.
Nhà thờ chính tòa Quy Nhơn: Nhà thờ chính tòa Quy Nhơn (còn có danh hiệu Đức Mẹ Lên Trời và còn có tên khác là nhà thờ Nhọn) tọa lạc tại 122 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn. Nhà thờ có khuôn viên khá rộng và được trồng nhiều cây xanh…
Núi Xuân Vân: Núi Xuân Vân là 1 trong 3 điểm cao hấp dẫn nhất ở Quy Nhơn. Núi cao 242 m so với mực nước biển. Đường lên núi do dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ (Giáo xứ Phanxico Quy Hòa) xây dựng từ những năm 50 – 60 của thế kỷ trước để tín đồ lên cầu nguyện.
Xuất phát từ khu du lịch Ghềnh Ráng, men theo triền núi hướng sang Quy Hòa, độ 2 km nhìn về phía bên phải ta sẽ thấy một con đường nhỏ, trải xi măng, đó chính là chân núi Xuân Vân. Lối đi lên núi Xuân Vân là những bậc thang đá và xi măng, đường núi khá hẹp, chia thành từng chặng rõ ràng với 14 chặng được đánh số gắn đá với hơn 2.000 bậc. Dễ vì có bậc bước chân, nhưng cái khó của Xuân Vân là độ dốc lớn, chênh lệch độ cao 180 m từ chân lên đỉnh núi, khoảng cách giữa các bậc bước chân lại cao. Nên ai mới đi lần đầu sẽ cảm thấy rất mệt, nhất là ở 3 chặng đầu tiên.
Trên đỉnh núi có một khoảng không gian khá rộng, bằng phẳng, có nhiều tán cây tỏa bóng mát. Gần vùng đỉnh là những vạt sim mênh mông, tầm tháng bảy, tháng tám bạn nên lên đây nghe hương sim tỏa lan bát ngát. Trên đỉnh Xuân Vân có nhiều góc máy để bạn tha hồ chụp những bức ảnh đẹp về toàn cảnh Quy Nhơn.
Một vài địa điểm đẹp khác ở Bình Định
Đến đây bạn có thể thuê xuồng tham quan thắng cảnh dọc sông, đây cũng là nơi khắc sâu lịch sử của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn cũng như các nghĩa binh của Mai Xuân Thưởng.
6. Chơi gì ở Quy Nhơn
Khu du lịch Seagate Park: Seagate Park nằm ngay bờ Bắc đầu cầu Thị Nại, cách trung tâm TP Quy Nhơn trên 7 km. Đây là một công viên đậm chất thiên nhiên hoang dã, với cảnh quan đồi núi, rừng, biển, có nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí được thiết kế phù hợp mọi lứa tuổi. Du khách có thể vào Seagate Park vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng cả ngày. Có nhiều trò chơi mới lạ dành cho giới thanh niên, như leo núi nhân tạo với độ cao 20 m, tập làm cung thủ với các cự ly phù hợp, chèo thuyền kayak, đu dây qua hồ nước… Trẻ em chơi sàn nhún, cầu tuột, đua xe đạp mini… Người lớn tuổi có thể đi dạo trong một không gian trong lành tuyệt đối, với tiếng gió rì rào qua rừng dương xanh ngút ngàn, tiếng chim hót véo von; và nghỉ chân trò chuyện dưới bóng mát cổ thụ, bên những tiểu cảnh nghệ thuật rất đẹp. Đây cũng là địa điểm lý tưởng để tổ chức hoạt động teambuilding (sinh hoạt tập thể, các trò chơi vận động làm cầu nối giúp mọi người gắn kết cùng thực hiện nhiệm vụ tốt hơn…).
Lặn ngắm san hô: Các bạn có thể lặn ngắm san hô ở khu vực Hòn Khô hoặc Kỳ Co. Bãi biển ở 2 nơi này đều xanh và rất trong, chỉ cần một chiếc kính lặn nhỏ hoặc một bộ đồ lặn chuyên dụng các bạn có thể tha hồ ngắm những rạn san hô với vẻ đẹp lung linh, kỳ ảo.
Ngồi cafe ven biển: Nếu là một người yêu thích cafe view đẹp, bạn chắc sẽ không nên bỏ lỡ việc vừa ngồi cafe vừa ngắm biển khi đến với Quy Nhơn. Nổi tiếng nhất là Surf Bar nằm ngay trên bãi cát của bãi biển Quy Nhơn, tiếp đến là S Blue nằm tại quảng trường trung tâm thành phố, xa hơn một chút là Life’a Beach, một khách sạn nhỏ nằm trên trục đường biển Quy Nhơn – Sông Cầu.
7. Các món ăn ngon ở Quy Nhơn
Bánh xèo tôm nhảy: Thú vị ngay từ tên gọi, bánh xèo tôm nhảy từ lâu đã trở thành một món ăn nổi tiếng và mang hương vị riêng của quê hương Bình Định. Điều hấp dẫn nhất đối với những người đầu tiên thưởng thức món ăn này, đó là nhân bánh chỉ gồm có tôm, mỗi chiếc bánh có chừng 8-9 con tôm tròn mẩy, chín đỏ au nằm xen lẫn với giá đỗ khiến cho mặt bánh vô cùng lôi cuốn và hấp dẫn. Loại tôm này nhỏ, nhưng thịt chắc và thơm, khi ăn vào sẽ thấy ngọt bùi đến lạ. Để chiếc bánh được thơm ngon, giòn đều, người ta thường chiên trên bếp đang rực hồng, dùng miếng mỡ chài xoa đều một lớp mỏng lên mặt chảo, khi lớp mỡ nóng già mới đổ bột bánh vào, nhanh tay cho tôm và rắc vài mầm giá đỗ, hành lá xắt khúc rải lên trên cho thêm phần hấp dẫn. Chỉ chừng 3 phút sau, bánh đã tỏa mùi hương thơm lựng đầy mời gọi. Đến khi mặt dưới của chiếc bánh vàng giòn, viền bánh co lại và giá đỗ tái đi là có thể đem ra dùng nóng. Món này thường ăn kèm với rau mầm cho bớt ngán. Loại rau xanh mươn mướt ấy ăn hơi the cay nhưng rất mát và bổ, cùng với xoài chua thái sợi và vài thứ rau sống khác. Khi ăn, tất cả được cuộn trong miếng bánh tráng chấm mắm tỏi ớt nữa mới đúng điệu.
Bạn có thể thưởng thức bánh xèo tôm nhảy ngon ở quán Gia Vĩ, số 14 Diên Hồng, Tp Quy Nhơn
Bún chả cá: Đây là món đặc sản nổi tiếng nhất ở thành phố biển xinh đẹp Quy Nhơn. Điểm làm nên sự khác biệt so với bún chả cá ở những địa phương khác chính là chả cá và nước dùng. Chả cá ở đây được chế biến hoàn toàn từ cá tươi với nhiều gia vị được nêm nếm kĩ lưỡng theo phương thức gia truyền. Nước dùng chủ yếu được nấu từ xương cá, đầu cá tạo ra vị ngọt dễ chịu, khó quên. Ăn kèm với bún chả cá là chén tương ớt đặc trưng được pha chế chỉ Bình Định mới có.
Bánh hỏi lòng heo: Bánh hỏi có nguồn gốc từ Diêu Trì, là một món ăn không thể thiếu mỗi buổi sáng của người dân Bình Định. Bánh hỏi được làm từ gạo như cách làm bún nhưng sợi bánh thanh mảnh hơn. Ản kèm với bánh hỏi là lòng và thịt heo thái miếng, bên cạnh là một chén cháo nóng hổi cùng nước mắm tỏi ớt pha hơi ngọt để phù hợp với khẩu vị của người miền Trung.
Các món ăn từ sứa: Nếu bạn sành ăn thì khi đến Quy Nhơn phải thưởng thức ngay các món ăn từ sứa như: bún cá sứa, sứa nước lèo, gỏi sứa … Sứa ở đây là loại sứa trắng xanh vớt từ đầm Thị Nại, làm sạch. Với gỏi sứa phải có chuối chát, xoài xanh, rau mùi các loại, đậu phộng, dừa sợi, mắm ớt tỏi cay nồng trộn với nhau. Miếng sứa mát lạnh, giòn sực với đầy đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, thơm mùi đậu phộng, béo của dừa sợi ấy ăn kèm bánh tráng mè thì chỉ có mà thèm mãi không thôi.
Gà chỉ xôi cháy: Từ thành phố Quy Nhơn, dọc theo quốc lộ 1A (tuyến đường Quy Nhơn – Sông Cầu) nếu để ý các bạn sẽ thấy 2 bên đường có rất nhiều các quán gà mọc lên. Đây chính là thung lũng gà chỉ, một món ăn không lạ nhưng là một trong những món nên thử khi du lịch Quy Nhơn. Gọi là gà chỉ, đơn giản bởi khi tới quán, khách sẽ lựa chọn những chú gà đã được nhốt sẵn trong chuồng để quán chế biến, chỉ chú nào thì thịt chú đó, cái tên gà chỉ cũng từ đó mà ra. Gà có thể được chế biến theo nhiều cách như nướng, chiên mắm, luộc hay hấp, tất cả phụ thuộc vào sở thích của thực khách đến với quán. Phần xôi cháy cũng được nấu khá cầu kỳ sao cho lớp vỏ nóng giòn nhưng bên trong có phần tơi ra. Ngay trong thành phố Quy Nhơn (gần khu Ghềnh Ráng Tiên Sa) có quán gà chỉ Sáu Cao thấy khá nổi tiếng và đông khách, ngoài ra nếu ban ngày có thời gian chạy dọc tuyến Quy Nhơn Sông Cầu thì vô số quán gà chỉ cho bạn lựa chọn (Đường Sơn Quán).
Bún tôm Châu Trúc: Làng Châu Trúc nằm quay mặt ra bờ đầm Châu Trúc (còn gọi là đầm Trà Ổ) là một trong những đầm nước ngọt lớn nhất tỉnh. Người dân làng Châu Trúc sống bằng nghề làm ruộng và chài lưới. Chính hai nghề này và tâm hồn người Châu Trúc đã tạo nên một món ăn thú vị, thấm đẫm hồn đất, hồn nước và mộc mạc như tâm hồn người dân cần cù lao động. Đó là món bún tôm Châu Trúc. Đầu tiên phải kể đến khâu làm bún. Gạo được ngâm vào nước cho mềm rồi mang đi xay. Nước bột gạo được cho vào túi vải đăng ráo nước, sau đó đưa bột vào cối giã nhuyễn. Mỗi cối bột là một dặn. Dặn (khuôn) ép bún được làm bằng ống nhôm, một đầu để trống, một đầu hàn kín, đáy xăm lỗ li ti để khi ép, bún từ đó mà chạy ra. Thân dặn được lắp vào bàn ép đặt cố định trên nồi nước luộc bún bắc trên bếp lò. Người bán bún ép bún từ dặn, bún chạy thẳng vào nồi nước luộc. Nước sôi, cọng bún gạo từ màu trắng đục chuyển sang màu trắng trong là coi như bún chín, dùng rá vớt bún, xóc sơ qua trong nước nguội là coi như xong phần bún. Tôm dùng làm bún phải là những con tôm đất được đánh bắt từ đầm Châu Trúc, hãy còn sống, nhảy tanh tách, bỏ vào cối giã nhuyễn cùng với tí muối, tí ớt… Khi có người đến ăn bún, người bán dùng đũa gẩy một đũa thịt tôm cho vào bát, cho chút bột ngọt, nước mắm, múc nước luộc bún đang sôi đổ vào bát khuấy đều, sau đó cho bún vào, rắc mấy cọng hành ngò, vẩy chút tiêu. Tô bún nghi ngút khói, toả hương thơm dìu dịu, lại có thêm một cái bánh tráng nướng giòn, ăn vào thấy cay cay, vừa ngon, vừa ngọt, trong lành mà đậm đà hương vị.
Bún rạm Phù Mỹ: Là một trong những món ăn dân dã nổi tiếng của Bình Định nhờ sự hòa quyện giữa những sợi bún tươi với nước rạm đậm đà, giàu hương vị. Con rạm nhỏ hơn cua đồng với lớp vỏ cứng, mình dẹt, nhiều gạch, thịt ngọt và béo. Để làm món này, rạm phải chọn loại ở đầm Trà Ổ mới có vị ngọt, thơm khác biệt. Thường những người sành ăn sẽ chọn những con rạm cái vì vỏ mềm, nhiều gạch, càng to, thịt chắc. Rạm được ngâm cho sạch đất rồi rửa lại, xay nhuyễn, lọc nước như cách làm cua, nêm nếm gia vị rồi đem đun lên trên bếp lửa liu riu. Hành khô xắt nhỏ được phi thơm cùng mỡ hay dầu ăn rồi đổ vào nước rạm cho dậy vị thơm. Khi sôi, nước rạm sẽ sánh lại và nổi những váng thịt, váng mỡ đặc cả nồi nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn muốn có một trải nghiệm không thể nào quên.
CÔNG TY TNHH TM-DV-ĐT VIETIN (VIETIN COSECO)
Địa chỉ: Tòa nhà VietinBank, Tầng 4 Số 126 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Tel: 024. 39412480- 024. 37228411 Fax: 024. 39412487
Hotline: 0865.85.57.58
Email: coseco.travel@vietinbank.vn
MAI CHÂU MÙA EM THƠM NẾP XÔI
Hình ảnh Đồng lúa Mai Châu ( Ảnh ST)
Mai Châu là một thung lũng xinh đẹp làm ngẩn ngơ du khách. Không chỉ quyến rũ du khách bằng vẻ đẹp mộc mạc của núi rừng, vẻ e ấp của những sơn nữ, mà còn hấp dẫn bởi những tấm lòng ấp áp nghĩa tình của người dân nơi đây. Chúng ta cùng gói gém lại hành lý ta lại về Mai Châu ngửi mùi thơm của nếp đã đi vào thi ca:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Tránh xa cái ồn ào của thành phố, tìm về bản Lác thuộc huyện miền núi Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Là một huyện vùng cao của Hòa Bình, giáp với Thanh Hóa và Sơn La, Mai Châu được biết đến như một điểm du lịch khí hậu mát mẻ, phong cảnh yên bình cùng những món ăn ngon nức tiếng của người Thái nơi đây. Đến thung lũng Mai Châu bạn sẽ có một chuyến đi khám phá vẻ đẹp, văn hóa, ẩm thực Mai Châu tuyệt vời.
1. Thời diểm đẹp nhất nên đi du lịch Mai Châu
Khí hậu ở Mai Châu khá ôn hòa và dễ chịu, mùa hè không quá nóng, mùa đông cũng không quá lạnh. Vì thế bạn có thể du lịch Mai Châu vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
- Tháng 3, tháng 4: Bạn có cơ hội ngắm nhìn cánh rừng hoa ban nở, cả vùng trời Mai Châu được nhuộm một màu trắng xóa. Cũng như tham gia rất nhiều lễ hội đặc sắc của người dân vùng cao vào thời gian này.
- Tháng 5, tháng 6: Thời điểm Mai Châu đẹp nhất là từ tháng 5, tháng 6 khi những cánh đồng lúa chín vàng, khi đó khắp Mai Châu như được phủ 1 lớp lụa màu vàng óng ánh, bạn chỉ cần mở cửa sổ ra là đã nhìn thấy thẳm lúa chín vàng, lúa có ở khắp mọi nơi trong các làng bản ở Mai Châu.
- Tháng 10 – tháng 12: Mùa hoa đào, hoa mận nở rộ rất thích hợp để chụp ảnh đắm chìm vào cảnh sắc vào thời điểm này.
2. Đến Mai Châu bằng cách nào?
Mai Châu cách Hà Nội khoảng 140km và cách TP. Hòa Bình khoảng 60km về phía Tây Bắc, để di chuyển tới huyện vùng cao của Hòa Bình này các bạn có thể lựa chọn phương án đi bằng xe máy, hoặc lựa chọn phương án ngồi ô tô khách đi Mai Châu.
Từ Hà Nội lên Mai Châu bạn có thể đi theo 2 tuyến đường:
– Tuyến 1: Trung tâm Hà Nội – Nguyễn Trãi – Ba La ( Hà Đông) – Xuân Mai – QL6 – Đèo Thung Khe – Ngã Ba Tòng Đậu – Mai Châu
– Tuyến 2: Trung tâm Hà Nội – Trần Duy Hưng – Đại Lộ Thăng Long – Xuân Mai – QL6 – Đèo Thung Khe – Ngã Ba Tòng Đậu – Mai Châu
Từ Hà Nội du khách có thể đón xe tại bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát (với giá vé khoảng 100.000 – 120.000) đến ngã ba Tòng Đậu rồi đi xe ôm vào thị trấn cách đó khoảng 5km.
Thị trấn Mai Châu khá nhỏ nên bạn có thể thuê xe đạp để dạo quanh các bản, không nhất thiết phải sử dụng đến xe máy, tại hầu hết các nhà sàn ở bản Lác đều có dịch vụ cho thuê xe đạp
3. Các điểm tham quan nổi bật ở Mai Châu
Bản Lác – điểm hấp dẫn nhất Mai Châu: Bản Lác ngày nay đã là một điểm du lịch cộng đồng rất quen thuộc trong lòng du khách gần xa. Không phải là một nơi sầm uất, tấp nập, không hào hoa tráng lệ, không cao sơn mỹ vị mà tất cả đều dân dã, tự nhiên, gần gũi thân thiện khiến du khách một lần tới đây sẽ nhớ mãi không quên. Bản Lác là nơi in đậm bản sắc văn hóa người Thái trắng 5 dòng họ người dân tộc Thái sinh sống ở bản Lác là Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc. Tới nay bản đã tồn tại được 700 năm. Trước đây dân bản chỉ sống dựa và nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm, sau này vẻ đẹp tiềm ẩn của bản Lác đã dần được du khách khám phá. Ngày này mọi người trong bản đều làm về du lịch và cái tên bản Lác là một trong những vùng trọng điểm về du lịch ở Mai Châu.
Bản Pom Coọng: Pom Coọng nghĩa là bản của những quả đồi nằm trên cái trống lớn, ngụ ý chỉ đồng ruộng – một cái tên giàu tượng hình và nhiều ý nghĩa. Pom Coọng đã được biết đến là một làng văn hóa, làng du lịch, điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương với gần 70 hộ và hơn 300 nhân khẩu. Theo truyền thống, người dân Pom Coọng vẫn dựng lên những nếp nhà sàn độc đáo để ở. Những ngôi nhà mọc lên san sát chỉ cách nhau bởi luống rau hay bờ dậu mỏng, ngồi trên cửa voóng, người ta có thể trò chuyện, cùng nhau vui đùa. Pom Coọng rất sạch sẽ, nguồn nước sạch, các công trình nước, vệ sinh được làm quy củ tạo cho du khách cảm giác trong lành và an toàn. Nước chủ yếu là dùng nước máy. Rác thải được phân loại, đựng trong thùng và sẽ được xử lý. Đường làng, ngõ xóm luôn sạch sẽ, không có chuyện người dân vứt rác bừa bãi.
Bản Nhót: Cũng như các bản khác ở Mai Châu, người dân của bản Nhót thường sinh sống ở những nơi có sông, suối, làm nhà dựa lưng vào núi đồi, phía trước nhà thường là cánh đồng bao la. Những ngôi nhà ở đây thường xây dựng theo lối kiểu kiến trúc truyền thống của người Thái. Mái nhà lợp gianh, lá mây hoặc bằng gạch. Sàn nhà được xây dựng bằng tre hoặc bương và làm cách mặt đất khoảng 2m bằng những cột gỗ chắc chắn. Đến đây bạn nên lang thang khám phá thêm các hàng thổ cẩm và tìm cho mình một món đồ yêu thích hoặc làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Tới điểm du lịch Mai Châu này bạn sẽ có cơ hội tự tay thử ngồi dệt vải, giã gạo, sàng gạo, nấu rượu, cho gia súc ăn, học làm các món ăn truyền thống và xem biểu diễn nhạc cụ dân tộc.
Đèo Thung Khe: Nằm giữa Tân Lạc và Mai Châu (Hòa Bình) trên đường quốc lộ 6, đèo Thung Khe hay đèo Đá Trắng buổi sớm là bầu trời trong trẻo, buổi trưa là nắng gắt trời xanh, buổi chiều dìu dịu với ánh nắng chiều và đêm là sương mù giăng khắp lối.
Hang Mỏ Luông: Cách không xa trung tâm thị trấn Mai Châu, nằm sát quốc lộ 15 nhìn về phí bản Lác, Pom Coọng là hang Mỏ Luông: Tên gọi cũ là hang Bó Luông, tiếng Thái Bó Luông có nghĩa là mạch nước lớn. Đó là mạch nước bắt nguồn từ trong lòng dãy núi Pù Khà. Mạch nước này chảy ra cánh đồng phía Tây, nhân dân địa phương đã đào đắp thành hồ chứa nước và đặt tên là hồ Mỏ Luông.
Hang Chiều: Để lên tới Hang Chiều du khách phải trải qua 1200 bậc đá, bên cạnh cửa hang có cây Xà Pùng cổ thụ, đứng sừng sững uy nghi nơi cửa hang, nhưng lại khiêm nhường, đứng sang 1 bên để che chắn cho cửa hang và thuận tiện cho đường đi xuống lòng hang. Hang Chiều nằm ở hướng Tây Nam của thị trấn Mai Châu. Cửa hang rộng khoảng 10 – 15m, dài ngược lên đỉnh núi khoảng hơn 30m, cách khu dân cư khoảng 350m. Càng lên cao nhìn xuống, thị trấn Mai Châu trù phú và thơ mộng càng hiện ra rõ nét.
4. Các điểm check in sống ảo ở Mai Châu.
Cảng thung Nai: Cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 20km, Thung Nai được ví như “Hạ Long trên cạn”. Vẻ đẹp của Thung Nai là sự kết hợp giữa của sông Đà cùng núi non hùng vĩ, thích hợp cho những chuyến đi cuối tuần ngắn ngày vui vẻ. Đến với Thung Nai, bạn sẽ được chèo thuyền ngắm sông Đà, tham gia chợ Nổi Thác Bờ, tham quan đền Bà Chúa Thác Bờ… Ấn tượng đầu tiên về cảnh đẹp Mai Châu này là sự bình yên như cõi mộng, vừa hoang dại lại vừa lãng mạn, trữ tình. Những ngày mưa, mặt hồ phủ thêm màu sắc đỏ au của phù sa, còn lại Thung Nhai được thiên nhiên bao bạc bởi màu xanh lam ngọc huyền ảo. Cùng nhau tận hưởng cảm giác trọn vẹn nhẹ nhàng, thư thái trong không gian thiên nhiên hữu tình, bình yên tràn ngập màu xanh.
Cột cờ Mai Châu: Đi qua đèo Thung Khe bạn đừng vội tới Mai Châu liền mà hãy ghé vào Cột Cờ. Từ Cột Cờ bạn sẽ ngắm toàn cảnh thung lũng Mai Châu với những đám mây trắng vờn trên sườn núi, như đang lạc vào chồn bồng lai. Đến đây mà không check in điểm du lịch Mai Châu này thì thật là tiếc!
Thác Mu: Thác Mu nằm trên dãy đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, ở độ cao hơn 1000m thuộc địa phận xóm Mu, xã Tự Do, huyện Lạc Sơn – Hòa Bình. Nhắc tới cảnh đẹp Mai Châu này nhiều người còn phải mơ màng về vẻ đẹp của nó nhưng khi đã tới nơi thì nhiều người phải thốt lên bởi vẻ đẹp hoang sơ chỉ của thuộc về nơi đây. Những con thác đổ xuống trắng xóa vắt ngang trời tựa như chốn tiên cảnh. Đến đây bạn sẽ cảm nhận được cái mát lạnh của dòng suối nơi núi rừng, thi thoảng lại xuất hiện làn sương mờ đục do hơi nước gặp gió tạo thành. Còn chần chừ gì mà không đến với điểm du lịch của Mai Châu là Thác Mu nào!
Thác Gò Lào: Thác Gò Lào, hay còn gọi là thác Gò Mu, một thác nước đẹp nằm tại xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Nơi này cách thị trấn Mai Châu khoảng 15 km. Trên đường đến với Gò Lào nhất định bạn sẽ bị thu hút bởi cảnh sắc thiên nhiên hai bên đường. Những ngôi nhà Mường nhỏ xinh, những hàng ngô mọc xen cùng bao mỏm đá tai mèo, hồ Ba Khan hùng vì, thơ mông hay những rừng trúc thẳng tắp.Thác Gò Lào nằm ngay dưới chân núi, sát bên mép thủy điện Hòa Bình. Dòng thác đổ xóa trắng xóa, tung bọt đầy khe núi như một bản nhạc giao hưởng giữa núi rừng. Một điểm du lịch Mai Châu đầy hấp dẫn, đáng để bạn khám phá.
5. Những món ngon không thể không thưởng thức ở Mai Châu
Lợn nướng: Thịt lợn bản xịn được tẩm ướp nhiều loại gia vị khác nhau như: muối, xả, gừng, giềng, mắc khén...và chỉ cần chở khoảng 20-30 phút cho gia vị ngấm vào thịt là có thể xiên que và đem nướng trên bếp than hồng. Đợi cho xiên thịt chảy hết mỡ, thịt vàng ươm, bắt mắt và mùi thơm lan tỏa là có thể thưởng thức.
Trâu nấu lá lồm: Thịt bò/trâu nấu lá lồm là món ăn đơn giản nhưng lại tạo nên một thương hiệu riêng nhờ nét khác biệt đặc sắc của lá lồm. Thịt bò hay thịt trâu vốn có mùi gây nhưng khi nấu cùng lá lồm đã cho ra thứ hương vị hết sức độc đáo.Vị thanh chua của lá lồm đã đánh tan vị gây gây của thịt trâu. Miếng thịt no lửa chín mềm quyện với hương thơm béo ngậy khiến thực khách có tâm hồn ăn uống không thể làm ngơ.
Nhộng ong xáo măng: Ong rừng và măng chính là 2 món ăn đặc trưng của vùng núi Mai Châu, khi kết hợp với nhau tạo ra một đặc sản hoàn hảo để bạn thưởng thức mỗi lần đi du lịch Mai Châu. Nếu muốn trải nghiệm hương vị của núi rừng, món ong rừng xào măng chính là món ăn phù hợp nhất của ẩm thực Mai Châu dành cho bạn.
Cá sông Đà: Cá sông Đà là cá được đánh bắt tại Hồ Hòa Bình, nơi có dòng sông Đà chảy qua. Do là cá tự nhiên nên con nào con nấy đều rất to, thịt cá chắc như thịt gà, thơm ngon mà không bở. Có thể chế biến các món hấp lá dong, nướng lá chuối hay kho với thịt.
Xôi nếp nương: Đây là món ăn đặc sắc của người dân tộc Thái ở Hòa Bình, với hương vị ngọt ngào của nếp nương thơm dẻo. xôi nếp nương nấu từ gạo trồng trên các ruộng bậc thang được đồ (hấp chín bằng hơi nước sôi) trong chõ gỗ, chấm muối vừng tuyệt ngon mà không có thứ xôi nào ở miền xuôi sánh bằng.
6. Ở đâu khi đi du lịch Mai Châu
Mai Châu Eco Lodge: Từ khách sạn bạn chỉ cần mất vài phút đạp xe để tới các bản du lịch như bản Lác, bản Poom Coọng, bản Văn do khách sạn nằm ở trung tâm của Mai Châu. Đây là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng ở Mai Châu bởi chất lượng phục vụ tận tình chu đáo, vị trí tốt lại có nhiều tiện nghi. Khách sạn có cho mượn xe đạp miễn phí để đi du lịch và thỉnh thoảng có tổ chức các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật nữa nhé! Giá từ 60 USD/Phòng/đêm
Sol Bungalows: Khách sạn cao cấp ở Mai Châu sạch sẽ, vị trí tốt này là một điểm dừng chân lý tưởng cho những ai đang có ý định đi nghỉ dưỡng ở Mai Châu. Khách sạn nằm trong thung lũng Mai Châu lại rất gần bản Lác nên các bạn có thể dễ dàng đi tới bản du lịch này để tham quan, vui chơi. Các phòng của khách sạn Sol Bungalows đều có thiết kế sang trọng, hiện đại và còn khá mới. Khi nghỉ ngơi tại Sol Bungalows, các bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ massage thư giãn, bơi lội ở hồ bơi ngoài trời hoặc câu cá giải trí vô cùng hấp dẫn. Giá từ 75 USD/phòng/đêm
Mai Châu Villas: có vị trí không gần các bản du lịch cho lắm nhưng bù lại rất yên tĩnh và thanh bình. Từ chính căn phòng ngủ của khách sạn, bạn chỉ cần mở cửa sổ và kéo rèm ra là đã thấy một phong cảnh thiên nhiên xanh tươi khiến cho tâm hồn cũng trở lên thoải mái hơn. Xung quanh khách sạn là các cánh đồng lúa, nếu đi đúng dịp lúa trổ đòng thì bạn còn được ngửi hương thơm mát đặc trưng của cây lúa Việt Nam nữa nhé! Khách sạn tiện nghi ở Mai Châu này có hồ bơi ngoài trời, phục vụ nhiều món ăn đặc sản dân tộc nên mọi người không cần đi xa để có thể thưởng thức ẩm thực Hòa Bình. Giá phòng từ 80 USD/phòng/đêm
Mai Châu Lodge: Khách sạn Mai Châu Lodge thuộc khu thị trấn Mai Châu rất gần với bản Lác và bản Poom Coọng nên được khách du lịch thường xuyên chọn làm nơi ngủ nghỉ khi đi du lịch Mai Châu. Mai Châu Lodge cung cấp cho du khách các dịch vụ nghỉ dưỡng như sauna, massage, tắm hơi cùng bồn tắm nước nóng, hồ bơi ngoài trời. Giá từ 50USD/phòng/đêm
Mai Châu Valley View Hotel: Khách sạn nằm trong thị trấn Mai Châu được bao bọc xung quanh bởi những ruộng lúa tươi tốt, các phòng hầu hết đều có view hướng ra cánh đồng và rừng núi nên cảm giác khá yên bình, thơ mộng. Từ khách sạn các bạn chỉ mất khoảng 5 phút đạp xe là đã tới được bản Lác để bắt đầu hành trình khám phá Mai Châu rồi. Là một khách sạn bình dân ở Mai Châu tiện nghi, view đẹp lại khá gần điểm du lịch ở Mai Châu nên rất được khách du lịch ưa chuộng. Trong mỗi căn phòng đều có trang bị tivi, tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt, bàn là và máy sấy tóc phục vụ mọi yêu cầu của du khách.
Mai Châu Farmstay – Nhà Nghỉ , Khách Sạn , Nhà Sàn ở Bản Lác Mai Châu. Vượt lên trên tất cả các Nhà Nghỉ, khách sạn , Homestay Nhà Sàn tại Bản Lác Mai Châu thì Mai Châu Farmstay chính là điểm nghỉ dưỡng tuyệt vời nhất tại Bản Lác,với vị trí đẹp , khuôn viên rộng, bao gồm Nhà Sàn đẹp rộng ,có phòng nghỉ riêng,bangalow nằm gọn trong khuôn viên rộng 200m2. Với sự quy hoạch đẹp , Tiện nghi đầy đủ, Nhà Hàng, Mini bar có Hồ Bơi miễn phí cho du khách khi đặt phòng tại đây.
Nhà Sàn số 98 Bản Lác – Nhà Sàn Thuận Châu: Thuận châu là Chủ Nhà sàn số 98 Bản Lác 2. Với không gian rộng nên chủ nhà sàn cho xây dựng tới 3 nhà sàn trong cùng một khuôn viên với sức chứa tối đa lên đên 120k .Tại nhà sàn còn phục vụ ăn uống theo yêu cầu của du khách.
Nhà Sàn Số 99 Bản Lác – Nhà Sàn Giang Vỹ: Nhà Sàn Giang Vĩ là nhà sàn đẹp ở bản lác có không gian rộng rãi,được nhiều du khách lựa chọn mỗi khi tới mai châu. Nhà sàn được ốp tất cả bằng gỗ nên nhìn rất sạch đẹp, mà lại ở ngay trung tâm bản lác. Hãy lựa chọn Nhà sàn Giang Vỹ nếu bạn muốn ở trung tâm bản lác 1 nhé
Nhà Sàn 2 Bản Lác – Nhà Sàn đẹp ở Bản Lác Mai Châu: Nhà Sàn Số 2 bản Lác với niềm mong muốn là được phục vụ tất cả các du khách đến với mai châu ,Nhà sàn số được đánh giá là rộng và đẹp nhất khu vực Bản Lác, nhà sàn thoáng mát, vị trí đẹp, đầy đủ tiện nghi (chăn , màn, gối đệm, tắm nóng ).
Nhà Sàn 29 Bản Lác Mai Châu – Nhà Sàn Long Di: Nói đến Nhà Sàn Long Di thì ai cũng biết với tính cách của chủ nhà nhiệt tình luôn có lòng hiếu khách nên được nhiều du khách quý mến và lựa chọn là nhà sàn ở bản lác mai châu hòa bình, được lòng nhiều khách hàng nhất.Hãy đến với Nhà Sàn Long Di đển trải nghiệm những dịch vụ nhé.
Nhà Sàn Số 20 Bản Lác – Homestay giá rẻ ở Bản Lác: Linh Sôi Homestay – là Nhà sàn tại Bản Lác Mai Châu với giá rẻ, không gian đẹp, nên được nhiều người ưu mến , Nhà sàn được đầu từ opsp gỗ toàn bộ nên nhìn rất sạch đẹp, dưới nhà sàn là nhà hàng phục vụ được 60 khách.Ngoài ra nhà sàn còn có bán đồ lưu niện của người dân tộc thái.
Nhà Sàn Số 8 Bản Lác – Nhà Sàn ở Mai Châu Hòa Bình: Nhà Sàn,Nhà Nghỉ Hồng Nga, với vị trí trung tâm của bản Lác, ngôi nhà sàn có vị trí thuận lợi nhất cho mọi du khách khi đến thăm quan và lưu lại Mai Châu. Từ đây du khách có thể khởi hành đi thăm Chợ Mai Châu, thăm hang Chiều, thăm bản Lác 2 và bản Poom Coọng…
Nhà Sàn số 26 Bản Lác – Homestay đẹp ở bản lác mai châu: Homestay 26 Bản Lác – Tất cả các phòng của nhà nghỉ chúng tôi đều có nước tắm nóng lạnh, quạt mát,tivi chung, wifi. Tiện nghi đầy đủ chắc chắn quý khách sẽ hài lòng khi đến với dịch vụ của Nhà sàn 6 Bản Lác.
Minh Thơ Homestay Mai châu Bản Lác: Tọa lạc ở thị trấn Mai Châu, Minh Tho Homestay có hồ bơi ngoài trời, khu vườn, sảnh khách chung và quầy bar cùng nhà hàng. Tất cả phòng nghỉ ở đây đều có bếp và sử dụng phòng tắm chung.Mỗi phòng tại nhà nghỉ đều được trang bị lò nướng, lò vi sóng, máy pha cà phê, chậu rửa vệ sinh (bidet), đồ vệ sinh cá nhân miễn phí, bàn làm việc và TV màn hình phẳng. Một số phòng nhìn ra quang cảnh núi non. Các phòng còn có khu vực ghế ngồi.
Hy vọng với những kinh nghiệm du lịch Mai Châu mà Vietin Coseco đã chia sẻ trên đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trước mỗi chuyến đi Mai Châu.
Nếu thấy hay, bạn hãy chia sẻ hoặc lưu lại bài viết để tham khảo khi cần nhé.
CÔNG TY TNHH TM-DV-ĐT VIETIN (VIETIN COSECO)
Địa chỉ: Tầng 3, Số 34 Phố Cửa Nam, Phường Cửa Nam, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 024. 39412480- 024. 37228411 Fax: 024. 39412487
Hotline: 0865.85.57.58
Email: coseco.travel@vietinbank.vn