TÂY NGUYÊN LỘNG GIÓ

Nhắc tới Tây Nguyên là nhắc tới 2 thủ phủ chính của khu vực này là Buôn Ma Thuột và Pleiku. Nếu Buôn Ma Thuột quyến rũ du khách nhờ những cánh đồng cà phê bạt ngàn, những con thác cao ngất hùng vĩ hay vẻ đẹp của dòng Sêrêpôk huyền thoại thì Pleiku làm người ta nghĩ ngay tới hồ tiêu xanh mướt, tới đồi chè ngút tầm mắt ẩn hiện đằng sau là dãy núi trùng điệp, tới “đôi mắt đẫm lệ” - Biển hồ của phố núi.

Để rồi khi tới mảnh đất này khiến du khách muốn quay trở lại nhiều lần nữa, lưu luyến bởi năng bởi gió và những con người hồn hậu, đáng yêu.

Thời gian lý tưởng để du lịch Tây Nguyên

Buôn Ma Thuột có thời tiết hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Do khí hậu tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình hàng năm 23 – 24 độ C, nên du khách có thể đến Buôn Ma Thuột vào bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng lý tưởng nhất là tháng 12 (mùa hoa dã quỳ vàng rực và các lễ hội địa phương đậm chất hoang sơ) hoặc tháng 2-3 (mùa hoa cà phê và lễ hội đua voi hấp dẫn).

Hãy cùng khám phá một số điểm du lịch là điểm nhấn của miền đất nắng gió này nhé!

* Bảo tàng Thế giới cà phê

1

Được mệnh danh là “Bảo tàng sống lớn nhất, sống động và độc đáo nhất” và bình chọn là một trong những hoạt động đặc biệt cần trải nghiệm khi tới Việt Nam. Chỉ sau hơn một năm mở cửa, Bảo tàng Thế giới Cà phê đã minh chứng không chỉ là điểm đến của những người yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới, mà còn góp phần từng bước hiện thực hóa mục tiêu là “Điểm đến mới của Việt Nam”, góp phần định vị Buôn Ma Thuột trở thành “Thủ phủ cà phê toàn cầu”

Đến đây du khách không chỉ chiêm ngưỡng các hiện vật mà còn được trải nghiệm rất nhiều hoạt động thú vị, kích thích tri giác nghe, nhìn, chạm, ngửi, nếm, trải nghiệm thế giới ảo và thưởng thức hương vị cà phê thơm ngon chính hiệu. Đặc điểm kiến trúc nổi bật, khác lạ và độc đáo cũng làm nên sự thành công của Bảo tàng cà phê.

* Lang Thang Buôn Ako Dhong – Hồ Ama H’Rin

Buôn Ako Dhong (hay còn được gọi là buôn Cô Thôn) là một trong những điểm đến lý tưởng để du khách được thư giãn trong không gian yên bình và có được nhiều trải nghiệm, khám phá mới lạ và đầy thú vị.

Bước vào buôn Ako Dhong, du khách sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc nhà sàn độc đáo của đồng bào dân tộc Ê Đê, xung quanh là những khu vườn xanh mướt mắt, đắm chìm trong khung cảnh trữ tình thơ mộng, say đắm cùng thiên nhiên tràn đầy sức sống, tươi đẹp, làm dịu tâm hồn của biết bao người lữ khách phương xa, cùng tìm hiểu nếp sống văn hóa truyền thống của đồng bào nơi đây, học hỏi những nghề dệt thổ cẩm truyền thống, thưởng thức đặc sản của buôn làng và hòa vào không gian tưng bừng của đêm nhạc hội cồng chiêng cũng như được xem múa hát, được nghe kể những câu chuyện sử thi huyền thoại

Giữa thành phố Buôn Ma Thuột, buôn Ako Dhong đã và đang phát triển, nâng cao chất lượng sống từng ngày nhưng vẫn gắn liền với vẻ đẹp nguyên sơ, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc Ê Đê.

* Chèo thuyền quanh hồ Ea Kao

Hồ Ea Kao là hồ nước nhân tạo nằm ở ngoại ô thành phố Buôn Ma Thuột, không chỉ có giá trị về mặt thủy lợi mà còn là địa điểm thưởng thức thiên nhiên tuyệt đẹp, đắm say cùng bức tranh phong cảnh huyền diệu, kỳ ảo và cắm trại dã ngoại thú vị.

Tìm về hồ Ea Kao, du khách sẽ “mãn nhãn” với cảnh sắc thơ mộng, mơ màng đẹp đến nao lòng, say đắm thưởng lãm khung cảnh hữu tình quên cả thời gian. Hồ Ea Kao còn là nơi để trải nghiệm chèo thuyền lênh đênh trên mặt nước phẳng lặng, câu cá giải trí thách thức sự nhẫn nại của chính mình.

Nếu một sớm mai chợt thức giấc, lang thang bên hồ ngắm nhìn cảnh vật tĩnh lặng, đón chờ khoảnh khắc thiên nhiên ảo diệu và hít thở bầu không khí trong lành, chạm tay vào làn nước mát thì thật tuyệt vời phải không nào?

2

* Biển Hồ - Đôi mắt Pleiku

Biển Hồ là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt quan trọng cho Pleiku. Người ta ví Biển Hồ là viên ngọc bích giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên, là "đôi mắt đẫm lệ" của phố núi Pleiku và là nơi khơi gợi nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho giới văn nghệ sĩ. Đây là hồ nước ngọt tự nhiên được hình thành trên miệng núi lửa đã ngưng phun trào từ trăm triệu năm qua. Khi có gió to, mặt hồ thường tạo sóng nên mới gọi là biển hồ.

3

Con đường vào biển Hồ với những rặng thông ở hai bên rồi những bậc thang tam cấp đá đưa chúng tớ xuống gần hồ hơn. Ở khoảng cách gần, tớ được ngắm nhìn làn nước trong xanh, phẳng lặng trong âm thanh kì diệu của thiên nhiên: tiếng thông reo trong gió, được đứng dưới tán cây xanh cổ thụ uy nghi soi bóng xuống mặt hồ.

4
 

* Chùa Bửu Minh

Nằm cách trung tâm TP. Pleiku hơn 15 km về phía Bắc, tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah).

Giữa lòng đồi chè, có một nơi linh thiêng cửa Phật, đó là chùa Bửu Minh. Là một trong những ngôi chùa ra đời sớm nhất Gia Lai, chùa đã gắn liền với đồi chè hơn 50 năm, được xây dựng lại từ một cái am nhỏ và ngôi chùa Phật học. Ngôi chùa mang tâm linh của bao thế hệ người trồng chè, của bao mùa vụ chè. Với quy mô chánh điện hơn 500 m2, cao gần 50 m, chùa Bửu Minh là niềm tự hào của mọi người ở đồi chè nói riêng và người Pleiku nói chung.

Toàn bộ ngôi chùa được thiết kế bằng bê tông cốt thép, có sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc gỗ cùng mô típ chùa cổ ở miền Bắc và miền Trung nước ta, cùng kiểu dáng chùa Nhật Bản và Đài Loan. Nét riêng của chùa Bửu Minh là mái chùa được tạo dáng cao vút và thanh thoát như mái nhà rông Tây Nguyên. Không gian sân chùa còn được cách điệu bởi những ngôi tháp nhỏ đặt nối tiếp nhau cùng với chiếc cầu dẫn vào nơi đặt tượng Phật nằm.

5

Lại nhớ tới câu hát chứa đựng đầy “chất tình” của nhạc sĩ Nguyễn Cường – người nặng duyên với mảnh đất Tây nguyên:“Em đẹp thế Pleiku ơi, trái tim tôi muốn vỡ tan rồi. Không dám nhìn vào đôi mắt ấy, đôi mắt Pleiku biển hồ đầy”. Để rồi khi đặt chân tới đây rồi, chúng ta mới hiểu tại sao lại nặng tình với miền đất nắng gió này đến vậy.

 
Reviews